Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II & ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIE

ĐHY Nguyễn Văn Thuận và Đức Gioan Phaolô 2

EmailIn
VATICAN. Trong số các chứng từ về Đức Gioan Phaolô 2 được nhắc đến trong dịp lễ phong chân phước cho Người sắp đến gần, đặc biệt có tấm gương của Đức Cố Giáo Hoàng về đời sống cầu nguyện.
Cả ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi còn sinh thời, đã hơn một lần nhắc lại tấm gương này.
Thực vậy, trong bài chia sẻ ngày 30-1-2002 với các LM tu sĩ nam nữ Việt Nam từ nhiều nơi về tham dự tuần tu đức do Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo tổ chức tại Trung Tâm Quốc tế linh hoạt truyền giáo (Ciam) ở Roma, ngài kể lại:
"ĐTC là một người cầu nguyện, cầu nguyện không ngừng và tha thiết. Một ngày ngài vào nhà nguyện cầu nguyện 7 lần và nhất là cầu nguyện ban đêm. Ở Roma có ĐHY Deskur người Ba Lan, cùng lớp với ĐTC, bị bại bán thân, đi đâu thì phải có người đẩy xe lăn đi. Một hôm ĐHY Deskur mời tôi đến dùng bữa trưa. Ăn xong, ĐHY nói với tôi:
"Mời cha vào xem cái nhà nguyện của tôi."
Tôi vào coi cái nhà nguyện, vừa cũ và xấu, nhỏ bé. Xem xong, tôi bước ra, ĐHY hỏi: "Có thấy gì không?", tôi đáp: "Con thấy cũng được!".
ĐHY Deskur bảo tôi: "Vào xem lại đi!". Tôi vào lại nhà nguyện rồi ra. ĐHY lại hỏi: "Có thấy gì đặc biệt không?", tôi không để ý nên không thấy có gì đặc biệt.
Bấy giờ ĐHY Deskur mới nói: "Cha thấy không, cả nhà này nền bằng đá hết, chỉ có nhà nguyện của tôi lát sàn bằng gỗ".
Tôi hỏi vì sao vậy, ĐHY đáp: "Vì ĐGH là bạn của tôi. Nên hồi còn làm LM, GM, rồi Hồng Y, mỗi khi đến Roma thì ngài đến trọ ở nhà tôi. Nhưng có nhiều lần tôi gặp ngài ban đêm và thấy ngài cứ nằm sấp, hai tay giang ra như hình Thánh Giá như vậy, nằm trên sàn đá ở nhà nguyện. Tôi sợ ngài đau, hoặc bị cảm, sưng phổi, nên tôi phải làm cái nền nhà nguyện bằng gỗ cho ngài!".
ĐHY Thuận nhận xét: ĐGH cầu nguyện luôn như vậy, cầu nguyện nhiều lắm, hoàn toàn tín thác, tin tưởng nơi Đức Mẹ.. Vì thế, ngài không tiếc gì và không sợ gì, dám làm những chuyện mà người khác không dám làm".
ĐHY Phanxicô Xavie Thuận kể thêm:
"Có lần tôi đi qua bên Mêhicô năm 1999. ĐTC tới trước. Ngài đến để công bố Tông Huấn "Giáo Hội tại Mỹ châu" (Ecclesia in America) và ngày cuối cùng, 26-1-1999, ĐTC có cuộc gặp gỡ giới trẻ ở sân vận động. Gặp xong, khi về nhà, ĐTC nói với Đức Sứ Thần Tòa Thánh:
- "Mệt quá hè! thôi đi ngủ"!
Chính Đức Sứ Thần Tòa Thánh về sau thuật lại với tôi: "Lúc ấy tôi mệt quá sức, nên khi nghe ĐTC nói "thôi đi ngủ!" tôi mừng quá, vì tôi mệt rã người rồi.. Tôi thì sợ không biết ĐTC có thức dậy nổi không, nhưng Ngài lại dặn dò tôi:
- "Sáng mai, nếu Đức Cha muốn đồng tế với tôi thì vào nhà nguyện, chúng ta đồng tế với nhau."
Đức Sứ Thần kể tiếp với tôi: "Tôi về phòng, ngủ một giấc, ngủ say, sáng hôm sau, thức rồi mà chưa muốn dậy nữa! Nhưng tôi phải lo, trước 8 giờ, tôi chạy tới phòng ĐTC, thấy anh sĩ quan vệ binh Thụy Sĩ gác ở đó, tôi hỏi:
- "Anh có thấy ĐTC chưa?
- Dạ có
- Anh thấy lúc nào?
- Thưa con thấy ĐGH lúc 12 giờ đêm..
Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp:
- Vậy ngài đi đâu?
- Thưa đi nhà thờ?
Tôi kinh ngạc hỏi lại:
- Ngài đi nhà thờ lúc 12 giờ đêm?!
- Dạ đúng, ngài đi lúc 12 giờ đêm
- Vậy ngài có về phòng không?
- Dạ không! Ngài có dặn con rằng "Sáng mai, nếu Đức sứ Thần Tòa Thánh đến tìm tôi, thì nói ngài vô nhà thờ, cha đợi ngài đồng tế!
Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với tôi (ĐHY Thuận): "Mình mệt như vậy, mà ĐGH thì thức cả đêm! Lại vào nhà thờ ở với Chúa cả đêm."
Và ĐHY Thuận kết luận: "Đối với ĐTC, cầu nguyện như thế là chuyện bình thường. Anh chị em có gặp Đức Ông Trần Ngọc Thụ, hỏi ngài thì biết. ĐTC thường vào nhà nguyện của ngài như thế nào"!
G. Trần Đức Anh OP ghi lại
Radiovaticana.org

nguyenthuong.ctxl@gmail.com

NHẬT KÝ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN 1-2011 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ I năm 2011
Hội đồng Giám mục Việt Nam, 25–29/4/2011

(4)

HoinghiKyI_2011_khaimac

Ngày Hội nghị thứ ba 28-04-2011

WHĐ (28.04.2011) – Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng của lần Hội nghị thường niên này, vì HĐGM dành buổi sáng ngày hôm sau tức là ngày thứ Sáu 29/04 cho lễ tấn phong Giám mục phó Phú Cường. Ý thức ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng đặc biệt của Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa, nên phần lớn thời gian của Hội nghị HĐGM dành để góp ý bản dự thảo. Buổi sáng, ngày cuối cùng các Đức cha đã cùng tập trung rà soát lại bản dự thảo lần cuối cùng khá kĩ lưỡng. Từng số của các đoạn được dừng lại xem xét và nắn nót lại đôi chỗ. Dù có các chuyên viên thần học giúp phác thảo trước, nhưng tinh thần trách nhiệm cao của các Đức giám mục thể hiện rõ nét qua cách làm việc tập thể, trao đổi góp ý mang tính phê bình.
Xen kẽ thời gian góp ý cho Thư Chung, các Đức cha dành ít thời gian trao đổi một vài vấn đề còn lại, như việc các giáo phận đóng góp tương trợ nạn nhân trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản vừa qua, việc sửa các kinh đọc thường ngày.
Buổi chiều, HĐGM họp lại, quyết định kỳ họp thứ hai vào tháng 10 tới HĐGM sẽ góp ý sửa đổi lần cuối Quy chế và Nội qui HĐGMVN và bỏ phiếu thông qua, để trình lên Tòa Thánh. Đức cha chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh nhắc vài điều về thiết kế dự án xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.
Sau đó, Hội nghị tiếp tục trao đổi và góp ý những điểm còn sót lại cuối cùng cần có ý kiến chung thống nhất trong trình bày Thư Chung. Đức cha Phó Tổng Thư Ký cũng nêu lên nhu cầu thiết lập một tập giới thiệu tổng quát về 26 giáo phận Việt Nam, đặc biệt bằng ngoại ngữ, cho độc giả nước ngoài.
Thời gian còn lại, các Đức cha trao đổi kinh nghiệm mục vụ về vấn đề đời sống đạo đức của linh mục, và những hệ lụy xã hội và kinh tế, trong cũng như ngoài nước. Đây cũng là một bận tâm lớn của hầu hết các Đức giám mục.
Cuối cùng, toàn thể Hội nghị nghe, góp ý và thông qua Biên bản Hội nghị do Đức cha Tổng thư ký đọc, trong đó HĐGM quyết định họp Hội nghị lần tới vào tuần lễ 3–7/10/2011 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn.
Trong bữa ăn kết thúc, HĐGM nói lời cám ơn và tặng quà Đức hồng y Tổng giám mục Sài Gòn và Đức cha phụ tá Phêrô, cũng như cám ơn vì sự hiện diện của đức Tổng Đại diện Tòa Thánh. Hội nghị kết thúc chính thức vào giờ chầu Thánh Thể và Kinh tối trong tâm tình hân hoan, tạ ơn.
Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ I năm 2011
Hội đồng Giám mục Việt Nam, 25–29/4/2011

(3)


HoinghiKyI_2011_khaimac

Ngày Hội nghị thứ hai 27-04-2011


WHĐ (28.04.2011) –  Sang ngày Hội nghị thứ hai, để phát huy thành quả của Năm Thánh, HĐGM dành cả buổi sáng thảo luận theo nhóm về dự thảo “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010”. Thư Chung này hình thành từ những suy tư, trao đổi và cầu nguyện của toàn thể Dân Chúa, hợp nhất với các mục tử, để định hướng cho đời sống và hoạt động của Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh ngày nay.
Buổi chiều, Hội nghị trở lại họp chung tại Phòng Hội Phaolô Nguyễn Văn Bình, bàn thảo các vấn đề khác như rượu lễ, Đại hội Giới trẻ Thế giới sắp tới tại Madrid. HĐGM giao cho Ban Thường Vụ xem xét phê duyệt Nội quy của UBMV Giới trẻ.
HĐGM cũng quyết định ủy quyền cho Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Nha Trang, làm đại diện HĐGMVN để cùng với Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP) xúc tiến hồ sơ phong thánh cho hai Đức giám mục Giám quản Tông tòa hai địa phận tiên khởi, Pierre Lambert de la Motte và François Pallu. Các Đức cha còn trao đổi đôi nét về hướng sử dụng các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt.
Đức cha Giuse Vũ Duy Thống thông tin về quỹ tương trợ linh mục-giám mục hưu bệnh.
Kế đến, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch UB Công lý và Hòa bình, thông báo việc ra mắt Ủy ban với buổi tọa đàm ngày 27/05 sắp tới. Đức cha Phaolô xin các Đức cha cử linh mục đặc trách Công lý Hòa bình của giáo phận mình để cùng hợp tác với UB Công lý và Hòa bình của HĐGM. Nhân đó, các Đức cha nêu lên một vài khó khăn gặp phải với một số chính quyền địa phương trong sinh hoạt thờ phượng của một vài cộng đoàn giáo họ, giáo xứ vùng xa. Các ngài nhận thấy khó khăn cơ bản nằm ở chỗ tính pháp nhân của Giáo hội chưa được nhìn nhận.
Sau đó, đến lượt đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, chủ tịch UB Nghệ Thuật Thánh, xin các Đức cha cho ý kiến để chọn dự án xây dựng công trình Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang. HĐGM ủy thác cho Ban Giám khảo, gồm bốn Đức giám mục đã được chọn thuộc HĐGMVN, để đưa ra quyết định chọn dự án cho công trình.
Sau cùng, các Đức cha chia sẻ kinh nghiệm với nhau về vấn đề truyền giáo và chia sẻ nhân sự linh mục. Các Đức cha đều thấy một yếu tố trước tiên và quan trọng nhất chính là tinh thần yêu mến nhiệt thành truyền giáo nơi những tông đồ thừa sai, giáo sĩ cũng như giáo dân.
Ngày làm việc kết thúc trong tâm tình tạ ơn với giờ chầu Thánh Thể và Kinh tối.
 
WHĐ

nguyenthuong.ctxl@gmail.com

KHÚC HÁT DÂNG VỀ CHA - GIOAN PHAOLÔ II



nguyenthuong.ctxl@gmail.com

http://www.laici.va / Trang web mới của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân


Trang web mới của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân
http://www.laici.va







nguyenthuong.ctxl@gmail.com


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Lễ Làm Phép Viên Đá Xây Trụ Sở HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


Làm phép Viên đá đầu tiên của Trụ sở HĐGMVN


In
Sáng nay, 26-4-2011, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã tổ chức cử hành nghi thức "Làm phép Viên đá đầu tiên của Trụ sở HĐGMVN".
Hiện diện trong buổi lễ có Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN, Đức hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, các Đức giám mục Việt Nam, một số tu sĩ nam nữ và giáo dân. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam.
Nghi thức, do Đức giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự, đã bắt đầu lúc 10g30. Sau khi cộng đoàn hát bài thánh ca dẫn nhập, Đức giám mục Giuse đã dâng lời cầu xin Chúa giúp cho công việc xây dựng được hoàn tất tốt đẹp. Mọi người lắng nghe Lời Chúa nói về việc xây dựng trên nền móng vững chắc là Chúa Giêsu Kitô. Sau Đáp Ca, Lời nguyện chung và bài hát "Lên núi Sion", nghi thức đã kết thúc bằng phép lành của Đức giám mục chủ sự. Sau nghi thức, mọi người dùng tiệc trà, đàm đạo vui vẻ trong tình thân ái.
Được biết, cho đến nay, HĐGMVN và 17 Uỷ ban Giám mục vẫn chưa có trụ sở chính thức để làm việc. Vì thế các Uỷ ban đã không có những điều kiện tốt nhất để làm việc chung với nhau. Mỗi khi có hội nghị, HĐGMVN vẫn phải mượn những cơ sở của một giáo phận nào đó, không phải là trụ sở của mình. Vì thế, người ta thường nói vui: HĐGMVN, sau 50 năm được thành lập, vẫn ở trong tình trạng "vô gia cư"!
trusoHDGM3
Tham dự nghi thức "Làm phép Viên đá đầu tiên của Trụ sở HĐGMVN" hôm nay, mọi người cầu xin và tin tưởng rằng, nhờ sự ý thức và lòng quảng đại của các tín hữu đối với công việc chung của Hội Thánh, việc xây dựng Trụ sở HĐGMVN sẽ sớm hoàn tất. Và mọi người sẽ được hưởng nhờ biết bao nhiêu lợi ích từ ngôi nhà chung này...

HĐGMVN
Nguồn: hdgmvietnam.org

nguyenthuong.ctxl@gmail.com

PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI NGHỊ Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN

Phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ nhất năm 2011 Hội đồng Giám mục Việt Nam


EmailIn
Kính thưa Đức hồng y Gioan Baotixita,
Kính thưa Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam
Kính thưa Đức Tổng Stêphanô và quý Đức cha,
Trong những ngày của Tuần Bát nhật Phục sinh, theo như thường lệ, chúng ta gặp nhau để chung lời cầu nguyện, cử hành mầu nhiệm Phục sinh của Chúa, để trong tinh thần hiệp thông, liên đới, chúng ta lắng nghe, chia sẻ, trao đổi, thảo luận với nhau về những việc liên quan tới Hội thánh. Xin chân thành cám ơn Đức hồng y, Đức cha Phụ tá Phêrô đã quảng đại, đón tiếp và tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất để Hội đồng Giám mục Việt Nam có thể họp tại Trung tâm mục vụ này.
1. Trong lần họp này, chúng ta hân hoan chúc mừng Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, tân Giám mục giáo phận Hưng Hóa; Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, tân Giám mục giáo phận Đà Lạt và Đức cha tân cử Giuse Nguyễn Tấn Tước, tân Giám mục Phó giáo phận Phú Cường.
2. Chúng ta cũng vui mừng đón tiếp Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, sứ thần Tòa thánh tại Singapore, khâm sứ Tòa thánh tại Malaysia, Đông Timor và Brunei, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Ngài hiện diện trong ngày khai mạc Hội nghị của chúng ta và tham dự một vài sinh hoạt của chúng ta.
3. Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ ơn Chúa về hồng ân Năm thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam: * Lễ Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện (23–24/11/2009) như nhắc nhở cả Giáo hội chúng ta phải luôn gắn bó với nguồn cội tử đạo của mình "Giáo hội Việt Nam được sinh ra và lớn lên từ dòng máu tử đạo"; * Đại hội Dân Chúa tại Trung tâm mục vụ Saigon (21–25/11/2010) giúp chúng ta trân trọng, lắng nghe nhau để cộng tác với nhau xây dựng Giáo hội Việt Nam thân yêu theo đúng phương hướng "Giáo hội mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ"; * lễ bế mạc Năm Thánh diễn ra hết sức tốt đẹp tại Trung tâm Thánh mẫu La Vang (5–6/1/2011) với sự hiện diện của Đức hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc, trong tư cách là Vị Đặc sứ của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Tại Linh địa La Vang, cả Giáo hội Việt Nam chúng ta đã long trọng cam kết "cùng với Đức Mẹ lên đường loan báo Tin mừng".
4. Chúng ta sẽ cùng nhau lắng nghe, trao đổi và công bố Thư chung, đúc kết những đề nghị trong Đại hội Dân Chúa.
5. Hội nghị chúng ta cũng cần dành thời gian trao đổi và thông qua "Quy chế và Nội quy của Hội đồng Giám mục Việt Nam"; trao đổi thêm những điều cần bổ sung để thực hiện bản "Ratio" về việc đào tạo hàng Linh mục trong Hội thánh; trình bày ước nguyện xin Hội thánh xét tôn phong Chân phước cho Đức cha Pierre Lambert de la Motte và François Pallu; cũng như một số vấn đề khác liên quan đến các sinh hoạt của HĐGMVN cũng như của Giáo hội Việt Nam.
6. Hội nghị sẽ bàn việc chuẩn bị cho Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) sẽ họp tại Việt Nam vào năm 2012, dịp kỷ niệm 40 năm thành lập.
7. Hội nghị sẽ bầu các đại biểu của Hội đồng Giám mục Việt Nam tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về "Tân Phúc âm hóa" sẽ diễn ra tại Vatican từ ngày 7 đến 28 tháng 10 năm 2012.
Trong bầu khí chan hòa ánh sáng và niềm vui của lễ Chúa Phục sinh, cùng với Mẹ Maria và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ nhất năm 2011 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
TGM Phêrô Nguyễn Vãn Nhơn
Chủ tịch HĐGM Việt Nam


nguyenthuong.ctxl@gmail.com

NHẬT KÝ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN 1-2011 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ I năm 2011
Hội đồng Giám mục Việt Nam, 25–29/4/2011
(2)


EmailIn
HoinghiKyI_2011_UNTWHĐ (27.04.2011) – Sáng thứ ba 26-04 Đức Tổng giám mục Girelli Đại diện Tòa Thánh gặp gỡ thân tình với các Đức giám mục Việt Nam tại Phòng hội Phaolô Nguyễn Văn Bình của Trung tâm Mục vụ Sài Gòn.
Sau lời chào, ngài ngỏ lời cám ơn Hội thánh Việt Nam và tạ ơn Chúa, vì trong bao nhiêu năm qua công cuộc Loan báo Tin mừng vẫn được tiếp nối và phát triển mạnh mẽ, biểu lộ qua con số tín hữu và ơn gọi kitô hữu linh mục, tu sĩ, giáo dân dấn thân vẫn gia tăng và rất năng động. Ngài nói một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần cho điều đó chính là sự hiệp nhất: hiệp nhất giữa các giám mục với nhau, giữa giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân với nhau, giữa Giáo hội Việt Nam với Tòa Thánh. Tuy nhiên, ngài cũng lưu ý, Giáo hội cần quan tâm đặc biệt đến nhiệm vụ giáo dục các kitô hữu trong ơn gọi linh mục, độc thân dâng hiến, và giáo dân trưởng thành, những lãnh đạo tương lai, để trực diện với tình hình xã hội hôm nay vốn đang bị bao phủ bởi não trạng duy vật, duy thế tục và dửng dưng. Đức cha Đại diện Tòa Thánh kết thúc bài nói chuyện bằng cam kết sẵn sàng hết lòng chu toàn sứ vụ của mình trong tinh thần hiệp thông và hợp tác, và học hỏi từ các Đức cha để giúp ngài hiểu ngày một hơn Giáo hội và đất nước con người Việt Nam.
Tiếp đến, Đức cha Đại diện Tòa Thánh giải thích rõ ràng về nhiệm vụ của ngài trên cơ sở các điều khoản 362-367 của bộ Giáo luật 1983. Với tư cách Đại diện không thường trú, ngài được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận như Đặc sứ của Đức giáo hoàng đối với Giáo hội Việt Nam, nhưng không thực thi nhiệm vụ ngoại giao (vì tiến trình thiết lập bang giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam chưa hoàn tất). Sau đó, các Đức giám mục có nêu những câu hỏi về những chuyến viếng thăm các giáo phận của Đức cha Đại diện trong thời gian sắp tới.
Phần thứ hai của chương trình buổi sáng, HĐGMVN và Đức Tổng giám mục Girelli đã tham dự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN tại số 72/12 Trần Quốc Toản Quận 3 Tp.HCM.
Buổi chiều, Hội nghị trao đổi về Nội qui HĐGMVN và một vài vấn đề khác liên quan đến mục vụ trong các giáo phận. Hội nghị cũng xác định lại HĐGMVN giao cho Tổng giáo phận TP.HCM phối hợp với Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) tổ chức Hội nghị khoáng đại của LHĐGM Á châu 2012. Về Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới 2012 về Tân Phúc âm hóa, các Đức giám mục đã bỏ phiếu đề cử Đức cha Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch UB Loan báo Tin Mừng, và Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch UB Văn hóa, thành viên chính thức tham dự Thượng Hội đồng. Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch UB Giáo lý Đức tin là thành viên dự khuyết.
Buổi tối, sau giờ chầu Thánh Thể và kinh tối, các Đức cha lại họp theo giáo tỉnh với những vấn đề riêng.

WHĐ
Nguon: hdgmvietnam.org

nguyenthuong.ctxl@gmail.com

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

NHẬT KÝ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN 1-2011 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam


Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ I năm 2011
Hội đồng Giám mục Việt Nam, 25–29/4/2011
(1)


WHĐ (26.04.2011) – Chiều thứ hai 25 tháng 04 năm 2011, đầu tuần bát nhật Phục sinh, các giám mục từ 26 giáo phận ở Việt Nam đã tiến hành Hội nghị thường niên kỳ I của năm 2011. Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM là nơi được chọn vì thích hợp với một vài sự kiện liên quan đến Giáo hội như lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN, lễ tấn phong giám mục phó giáo phận Phú Cường.
Lúc 18 giờ 30 cùng ngày, HĐGMVN tổ chức bữa tiệc chào mừng Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, vị đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, cùng với sự tham dự của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân đại diện cộng đồng Dân Chúa tại Tp.HCM.
Hội nghị HĐGMVN chính thức bắt đầu tại nhà nguyện TTMV Tổng giáo phận lúc 21g trong giờ Chầu Thánh Thể và kinh tối, với lời khẩn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên toàn thể Hội nghị, như khi xưa mỗi khi các Tông đồ hội họp.
Sau đó, các giám mục cùng Đức Tổng giám mục đại diện Tòa Thánh tiến hành phiên họp khai mạc. Trước tiên, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch HĐGMVN nói lời mở đầu, cám ơn Đức hồng y chủ nhà đã lo liệu tổ chức hội nghị, chúc mừng các Đức cha Gioan Maria Vũ Tất giám mục giáo phận Hưng Hóa, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà lạt, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước giám mục phó tân cử của giáo phận Phú Cường, và cả Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên giám mục giáo phận Cần Thơ. Và kế đến ngài tuyên bố khai mạc hội nghị.
Giây phút quan trọng nhất, ngay sau đó, là lúc Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli trình ủy nhiệm thư của Đức Thánh Cha cho Đức cha Chủ tịch HĐGMVN. Ngài bày tỏ niềm hạnh phúc được hiện diện ở đây và lúc này, là giây phút lịch sử, vì lần đầu tiên kể từ năm 1975 Giáo hội Việt Nam lại có vị đặc sứ của Đức Thánh Cha dù không thường trú. Ngài cũng gởi đến quí Đức cha lời chào và chúc lành của Đức Thánh Cha, và cam đoan Đức Thánh Cha rất yêu mến Giáo hội Việt Nam, sự hiện diện của vị đại diện do ngài gởi đến nói lên điều đó. Đức cha đại diện cũng xin các Đức giám mục Việt Nam nâng đỡ ngài bằng lời cầu nguyện và giúp đỡ cụ thể để ngài thi hành nhiệm vụ sao cho thật tốt đẹp.
Tiếp theo Đức cha Cosma giáo phận Bắc Ninh, Tổng thư ký HĐGMVN tuyên bố nội dung chương trình nghị sự. Ngoài hai sự kiện bên ngoài là lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN (thứ ba 26/4) và lễ tấn phong giám mục phó giáo phận Phú Cường (thứ sáu 29/4), lần Hội nghị này, các Đức giám mục chủ yếu sẽ cùng nhau bàn thảo và ra một Thư Chung của HĐGMVN dựa trên những đề nghị được đúc kết từ Đại Hội Dân Chúa trong Năm Thánh vừa qua. Những nội dung khác được dự kiến bàn thảo liên quan đến Thượng Hội đồng Giám mục thế giới 2012, Hội nghị khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) sẽ diễn ra tại Việt Nam cuối năm 2012, dự án xây dựng Trung Tâm La Vang, Đại hội Giới trẻ thế giới tại Madrid sắp tới và Nội quy của UBMV Giới trẻ trực thuộc HĐGMVN.
 
WHĐ


nguyenthuong.ctxl@gmail.com

VATICAN - TV ( Tin Giáo Hội )


nguyenthuong.ctxl@gmail.com

ĐỨC MẸ TV - Tin Giáo Hội





nguyenthuong.ctxl@gmail.com

HY LỄ TRONG ĐỜI SỐNG Và TÁC VỤ LINH MỤC - Giám Mục Tôma NGUYỄN VĂN TRÂM


Hội ngộ Linh mục giáo tỉnh Saigòn tại Xuân Lộc: Hy Lễ Trong Đời Sống Và Tác Vụ Linh Mục
Anh em linh mục rất thân mến,
dc-tramTrong những mối tương quan giữa bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục thừa tác, chiều nay, tôi muốn chia sẻ với anh em về chiều kích hy lễ trong đời sống và tác vụ linh mục: sacerdos in Victima.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thư thứ Năm Tuần Thánh gửi các linh mục năm 2004: Từ phòng tiệc ly, chúng ta được sinh ra làm linh mục, chúng ta được sinh ra từ bí tích Thánh Thể. Sẽ không có bí tích Thánh Thể nếu không có chức Linh mục, cũng như không có chức Linh mục nếu không có bí tích Thánh Thể. Và ngài lập lại chân lý này trong tác phẩm “Quà Tặng và Mầu Nhiệm” nhân dịp kỷ niệm 50 năm linh mục của ngài. Không thể có Thánh Thể nếu không có chức Linh mục cũng như không thể có chức Linh mục nếu không có Thánh Thể - Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh mối tương quan mật thiết giữa bí tích Thánh Thể và chức Linh mục thừa tác, từ phòng tiệc ly hôm qua đến hiến tế tạ ơn nơi bàn thờ hôm nay, linh mục không thể tự tách mình khỏi bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu và linh mục được nối kết bằng bí tích Thánh Thể vì với tư cách của Chúa Giêsu Linh mục thượng phẩm, linh mục cử hành Thánh Thể và ban phát Thánh Thể cho các tín hữu. Đây là mầu nhiệm đức tin, bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin và chức Linh mục thừa tác cũng là một mầu nhiệm đức tin; đây là mầu nhiệm của sự thánh hóa và tình yêu, là công trình của Chúa Thánh Thần làm cho bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô nhờ tác động hữu hình của linh mục chủ tế. Nhờ các Tông đồ, các Giám mục và các linh mục, bí tích Thánh Thể được cử hành trong thời gian: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”.
Nhờ việc cử hành Thánh lễ, Thánh Thể được trao ban hằng ngày cho các tín hữu để họ được sống và sống dồi dào. Ý nghĩa thực sự bí tích Thánh Thể là Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện giữa con người. Chức Linh mục thừa tác gắn kết với bí tích Thánh Thể bằng mối tương quan hữu cơ, nghĩa là hy tế thập giá và bí tích Thánh Thể không thể được hiện thực và thường tồn trong thời gian nếu không có chức Linh mục thừa tác, và chức Linh mục thừa tác không có lý do hiện hữu nếu không cử hành bí tích Thánh Thể để tưởng niệm hy tế thập giá. Nơi phòng tiệc ly, Chúa Giêsu gắn kết các linh mục với hy tế thập giá. Đời sống linh mục thông phần mầu nhiệm dâng hiến của Chúa Giêsu, thể hiện tình yêu thương của Chúa đối với Hội thánh và đỉnh cao của sự dâng hiến của Chúa Giêsu là hy tế thập giá.
Mỗi lần cử hành Thánh lễ, Hội thánh tưởng niệm hy tế thập giá của Chúa Giêsu. Đời linh mục luôn kết hiệp với hy tế thập giá, đây là một sự kết hiệp rất cơ bản, kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh là cùng với Ngài dâng hiến đời mình cho Chúa Cha và tự hiến bản thân cho nhân loại, đặc biệt cho những người nghèo vào đau khổ. Linh mục là tư tế và là của lễ, giống như Chúa Giêsu là chủ tế và lễ vật. Trong những bài hát cầu nguyện, thường người ta đề cao phẩm giá cao quí của đời linh mục nhưng lại ít nói tới hy tế, hy lễ của đời sống linh mục. Vinh quang hay lời ca tụng, nhất là trong ngày tạ ơn tân linh mục, giúp cho việc hiến dâng trở nên dễ dàng hơn, nhưng khi thời gian phủ bụi những vinh quang thì đời sống linh mục dần dần vứt bỏ cái hình thức và đi vào chiều sâu hơn của của lễ.
Những hy lễ của đời linh mục khởi đi từ những kinh nghiệm về yếu đuối, mỏng dòn, dễ vỡ, những kinh nghiệm này đến từ nhiều ngõ của tham sân si. Cuộc sống đâu phải một lần dứt bỏ là xong cho mọi lần, mỗi ngày là một hy lễ và mỗi ngày càng dứt bỏ khó hơn vì những dính báng, tham vọng và đam mê, nhưng đời linh mục là đời dứt bỏ, đời linh mục là đời hiến lễ. Thánh lễ của ngày đầu đời linh mục cử hành trong vinh quang, Thánh của những ngày cuối đời trong âm thầm lặng lẽ, Thánh lễ nào có ý nghĩa hơn, gần giống với hy lễ thập giá xưa trên đồi Núi Sọ. Linh mục thánh hóa bản thân nhờ Thánh lễ và chính Thánh lễ là nguồn hồng ân cứu độ cho linh mục.
Trong Thánh lễ linh mục cử hành mầu nhiệm thánh giá cứu độ, linh mục tiếp cận ơn sủng mầu nhiệm thánh giá Chúa và trở thành như theo kiểu nói của thánh Phaolô: “người phân phát các mầu nhiệm”. Linh mục phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, linh mục là tư tế và là của lễ giống như Chúa Giêsu, linh mục tự hiến mình cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu.
Đỉnh cao của sự thánh thiện là nên một với Chúa Giêsu và không có nơi nào mà vị linh mục được nên một với Chúa một cách triệt để như trong Thánh lễ. Vì ích lợi của dân Chúa là dân tư tế mà Chúa Giêsu muốn có sự đồng hóa huyền nhiệm giữa linh mục với Người, và dân tư tế chỉ có thể dâng Thánh lễ nhờ Thánh lễ và trong Thánh lễ mà linh mục cử hành. Linh mục vừa là tư tế và là hy lễ, đời mình là hy lễ, toàn dân Chúa cũng là hy lễ mà linh mục phải hiến dâng mỗi ngày và mọi ngày trong suốt đời sống của mình. Ơn gọi và thiên chức Linh mục, chiều kích hy lễ là chiều kích tạ ơn nghĩa là biến đổi đời sống và tác vụ linh mục của chúng ta thành hy lễ tạ ơn như Thánh lễ là hy lễ tạ ơn được dâng hằng ngày trên bàn thờ, hiện thực hóa, hiện tại hóa hy tế thập giá mà chính Người đã tự hiến trên Núi Sọ.
Nói đến hy tế tức là nói đến lễ vật dâng lên, Chúa Giêsu là lễ vật được hiến tế trên thánh giá, được dâng lên Thiên Chúa để đền thay tội lỗi cho chúng ta và ban cho chúng ta ơn tái sinh và ơn sự sống là chính Chúa Giêsu Kitô Phục sinh. Đời sống linh mục là một hiến lễ tạ ơn, quan sát bề ngoài có thể nhận xét đời sống linh mục an nhàn, vô tư, không phiền toái nhưng thực sự mỗi người linh mục chúng ta lại vác lấy thập giá phiền muộn, lao nhọc cả phần thể lý lẫn tinh thần, vì lẽ chúng ta là hiện thân của Chúa Kitô, Đấng được tung hô và bị kết án, Đấng được thán phục và bị phê bình chỉ trích. “Tôi tớ không trọng hơn thầy”, đau khổ vì thân phận khiếm tài kém đức, vì bản thân mỏng dòn yếu đuối, vì là kiếp bình sành dễ vỡ mà Chúa Kitô lại ủy thác một mầu nhiệm. Mọi nơi mọi thời đời sống linh mục không thiếu phần cay đắng, thê lương, thất bại, đó là con đường Thầy Giêsu đã đi qua mà không một linh mục chân chính nào được chỉ trước, điều quan trọng và cần thiết là biết biến đổi tất cả nên lễ vật và hiến tế tạ ơn.
Tác vụ Linh mục là hiến lễ tạ ơn, linh mục chọn đời dấn thân cho tác vụ mục tử nhiệt thành, quảng đại, mở rộng vòng tay nhân ái đến với mọi người không phân biệt giàu nghèo, trí thức hay ít học, già trẻ nam nữ, và không ít lần bị phàn nàn trách móc, khinh thị, thậm chí chửi mắng, đau khổ tinh thần, giáo dân không cảm thông, vô ơn bạc nghĩa. Chúa Giêsu đã nói trước điều này, “trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó”, và chính thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Côrintô đã nói: ngài luôn mang bên thân mình cuộc thương khó của Chúa Kitô. Đối với linh mục, ngày cũng như đêm phải sẵn sàng đáp lại tiếng mời gọi liên can đến mục vụ. Chịu đau khổ với Chúa Giêsu vừa là ơn gọi vừa là hiến lễ: “Ai muốn theo Tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Ai không vác thập giá mình mà theo Tôi, không thể làm môn đệ Tôi. Ai phục vụ Thầy hãy theo Thầy”. Chịu đau khổ với Chúa Giêsu và vì danh Chúa Giêsu là hiến lễ của linh mục, sách Công vụ Tông đồ ghi lại: “Các Tông đồ ra khỏi Hội đường (hay Thượng Hội Đồng?), lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Chúa Giêsu”.
Chịu đau khổ với Chúa Giêsu là đồng hiến tế với Chúa Giêsu để được vinh quang với Người. Xiềng xích, gian truân đang chờ đợi tôi, tôi chu toàn chức vụ lãnh nhận từ Chúa Giêsu là lo làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa, thánh Phaolô tông đồ xác định như thế. Tác vụ linh mục không phải lúc nào cũng thuận lợi, thành công hay hạnh phúc, cũng lắm cay đắng, chán nản, thất vọng và khủng hoảng nữa, “trong thế gian, anh em phải gian nan khốn khó”, Chúa Giêsu đã tiên báo. Tất cả những gian truân khổ ải ấy chỉ có giá trị khi làm nô lệ của đức ái mục tử và đức ái mục tử phát xuất trước tiên từ hy lễ tạ ơn, tất cả đều qui hướng về Thánh Thể và Thánh Thể là tạ ơn, thiếu Thánh Thể, những gian truân khổ ải chỉ là vô dụng và bất hạnh cho linh mục, trái lại, khi linh mục biến đổi tất cả trở nên lễ vật và hiến lễ tạ ơn thì đời sống và tác vụ linh mục mới là lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa và thông truyền cho anh chị em mình mà linh mục được mời gọi dấn thân phục vụ.
Anh em linh mục thân mến, sống như một linh mục chân chính thật là khó, vì linh mục không tìm hư danh quyền lực, phô trương hay giàu có, trái lại linh mục luôn đối diện với khinh miệt, cản trở, hiểu lầm, phản đối, chỉ trích và cả vu khống nữa. Những thử thách và cám dỗ ấy luôn có, linh mục chúng ta phải luôn thắng vượt bằng cuộc vượt qua của Thầy chí thánh, vượt qua đau khổ và cái chết bằng biến đổi đời sống và tác vụ linh mục thành lễ vật và hiến lễ tạ ơn mà linh mục hằng ngày cùng với cộng đoàn tín hữu cử hành trên bàn thờ Thánh Thể. Amen.
+ GM Tôma Nguyễn Văn Trâm


nguyenthuong.ctxl@gmail.com