Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Tân giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Tân giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc 
Chân Dung Tân Giám Mục Phụ Tá Giuse Đinh Đức Đạo (Giáo Phận Xuân Lộc) 
 Hôm nay, 28-02-2013, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm
 Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo,hiện là Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse giáo phận Xuân Lộc,   làm Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, hiệu tòa Gadiaufala.
Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo sinh ngày 2 tháng Ba 1945 tại Thức Hóa, giáo phận Bùi Chu.
Học Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Bùi Chu (1961-1964)Đại chủng viện Sài Gòn (1964-1965)và Đại họcgiáo hoàng Roma (1965-1971).
Thụ phong linh mục ngày 27 tháng Ba 1971trong Tổng giáo phận Sài Gòn.
Sau khi chịu chức linh mụcngài giữ các trách vụ:
1971-1976: Du học Roma và tốt nghiệp tiến sĩ thần học luân lý tại Đại học Alfonsianum ngụ tại Đại học giáo hoàngThánh Phêrô;
1976-2007: Phó Giám đốc và sau đó Giám đốc Trung tâm Linh hoạt Truyền giáo Quốc tế (C.I.A.M.);
1980-2009: Giáo sư tại Phân khoa Truyền giáo - Đại học giáo hoàng Urbanovà Viện Giáo lý  Linh đạo Truyền giáo;
1981-2007: Giám đốc linh đạo của Foyer Phaolô VI;
1982-1983: Dọn Tiến sĩ Truyền giáo Đại học giáo hoàng Gregoriana ngụ tại Đại học giáo hoàng Urbano;
1987-1993: Thành viên Hội đồng Quốc tế về Giáo lý (COINCAT) thuộc Bộ Giáo sĩ;
1992-2001: Thành viên Tổ chức Nostra Aetate thuộc Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn;
1995-2000: Thành viên Ủy ban Mục vụ Năm Thánh 2000;
1999-2005: Giám đốc Văn phòng phối kết Tông đồ Mục vụ Việt Nam hải ngoạitại Bộ Truyền giáo;
2001-2012:  vấn Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn;
Từ năm 2010: Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc.

Đây là bổ nhiệm giám mục cuối cùng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước khi ngài từ nhiệm sứ vụ giáo hoàng.
(Nguồn: press.catholica.va)


Il Santo Padre ha nominato Vescovo Ausiliare della diocesi di Xuân Lôc (Viêt Nam) il Rev.do Mons. Joseph Dinh Duc Dao, finora Rettore del Seminario Maggiore della medesima diocesi, assegnandogli la sede titolare vescovile di Gadiaufala.
 Rev.do Mons. Joseph Dinh Duc Dao
Il Rev.do Mons. Joseph Dinh Duc Dao è nato il 2 marzo 1945 a Thuc Hoa, diocesi di Bùi Chu. Ha studiato nel Seminario minore San Francisco Saverio di Bùi Chu (1961-1964), nel Seminario maggiore di Saigon (1964-1965), e poi ha completato la formazione sacerdotale presso il Pontificio Collegio Urbano, a Roma (1965-1971).
È stato ordinato sacerdote il 27 marzo 1971, incardinato nell’arcidiocesi di Saigon.
Dopo l’ordinazione sacerdotale ha ricoperto i seguenti incarichi: 1971-1976: Studi a Roma, per il Dottorato in Teologia Morale presso l’Alfonsianum, risiedendo presso il Pontificio Collegio S. Pietro; 1976-2007: Vice Direttore e poi Direttore del C.I.A.M.; 1980-2009: Professore alla Pontificia Università Urbaniana, Facoltà di Missiologia e Istituto di Catechesi e Spiritualità Missionaria; 1981-2007: Direttore spirituale del Foyer Paolo VI; 1982-1983: Studi per il Dottorato in Missiologia presso la Pontificia Università Gregoriana, risiedendo presso il Pontificio Collegio Urbano; 1987-1993: Membro del Consiglio Internazionale per la Catechesi (COINCAT) della Congregazione per il Clero; 1992-2001: Membro della Fondazione "Nostra Aetate" del Pontificio Consiglio per il Dialogo Interreligioso; 1995-2000: Membro della Commissione Pastorale del Grande Giubileo dell’Anno Santo 2000; 1999-2005: Direttore dell’Ufficio di Coordinamento dell’Apostolato per i Vietnamiti della Diaspora, presso la Congregazione per l’Evangelizzazione dei Popoli; 2001-2012: Consultore del Pontificio Consiglio per il Dialogo Interreligioso.
Dal 2010 è Rettore del Seminario Maggiore di Xuân Lôc.
[00346-01.01]

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Buổi tiếp kiến chung lần cuối cùng của Đức Bênêđictô XVI trên cương vị giáo hoàng: Như một di chúc thiêng liêng

Những Dấu Ấn Đáng Ghi Nhớ của ĐTC Benedict XVI's 
... Và Với Dân Tộc Việt Nam.

Sáng thứ Tư 27-02-2013, Đức Bênêđictô XVI đã có buổi tiếp kiến chung cuối cùng trên cương vị giáo hoàng. Buổi tiếp kiến diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô, dưới bầu trời trong xanh, nắng rực rỡ. Ít nhất có 150.000 người có mặt tại buổi tiếp kiến chung, đứng chen chúc đến tận đường Hòa giải. Khoảng 70 hồng y tham dự buổi tiếp kiến.
Trong bài Giáo lý như thường lệ hằng tuần vào các ngày thứ Tư, ĐTC chia sẻ với mọi người những suy nghĩ và tâm tình của ngài về Giáo hội và về sứ vụ Phêrô, đặc biệt về quyết định từ nhiệm.
   Bài huấn từ Giáo lý của ĐTC như một di chúc thiêng liêng gửi lại Giáo hội, một Giáo hội ngài hằng yêu mến, phục vụ, và sẽ tiếp tục phục vụ trong một hình thức khác. Hình thức chiêm niệm và cầu nguyện cho Hội Thánh của Chúa.
   Mở đầu, ĐTC ngỏ lời cảm ơn mọi người đã nồng nhiệt chào đón ngài, đồng thời cho biết ngài “rất xúc động” vì “đang được nhìn thấy một Giáo hội sống động! Đồng thời tôi nghĩ chúng ta phải cảm ơn Đấng Tạo hóa đã ban cho lúc này, dù vẫn còn mùa đông, thời tiết tuyệt đẹp”.
Giáo Hội là của Chúa – Trong con thuyền Giáo Hội vẫn hằng có Chúa
ĐTC nhìn lại tám năm thi hành sứ vụ Phêrô của mình;
   “Tám năm sau, tôi có thể nói được rằng Chúa thực sự dẫn dắt tôi, ở bên tôi, hằng ngày tôi đều thấy được sự hiện diện của Chúa. Đó là cả một chặng đường dài của Giáo hội, có những lúc hân hoan và tươi sáng, nhưng cũng có những khi chẳng dễ dàng gì. Tôi thấy mình như Thánh Phêrô và các Tông đồ trong con thuyền trên hồ Galilê: Chúa đã cho chúng ta biết bao ngày nắng đẹp, gió nhẹ, những ngày đánh được nhiều cá; nhưng cũng có những lúc biển động, gió ngược, như nhiều lúc trong lịch sử Giáo hội, khi đó Chúa dường như cứ ngủ. Nhưng tôi đã luôn biết trong con thuyền này vẫn có Chúa, và cũng luôn biết rằng, con thuyền Hội Thánh không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa và Người không để nó chìm mất [cử tọa vỗ tay hồi lâu]. Chính Người dẫn dắt con thuyền thuyền Hội Thánh. Chắc chắn Người cũng dẫn dắt qua những người Chúa chọn, vì Người đã muốn vậy. Đó là điều chắc chắn không ai có thể làm lung lạc. Chính vì thế, hôm nay lòng tôi tràn đầy tâm tình biết ơn Chúa, bởi Người không để cho Giáo hội -và cả tôi nữa- không được Người an ủi, soi sáng và yêu thương”.


Di chúc thiêng liêng của Đức Bênêđictô XVI: “Hãy vui mừng được làm người Kitô hữu”
ĐTC nhắn nhủ mọi người về Năm Đức Tin:
   “Chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin, là năm tôi muốn củng cố niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa, trong một bối cảnh dường như chỉ muốn đưa đức Tin xuống hàng thứ yếu. Tôi muốn mời gọi tất cả anh chị em hãy tin tưởng vào Chúa vững vàng hơn nữa, hãy phó thác mình như con cái trong tay Chúa, tin chắc rằng đôi tay Chúa luôn nâng đỡ chúng ta, hằng ngày vẫn giúp chúng ta bước đi trong mọi nhọc nhằn.
   Tôi mong mỗi người hãy cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã ban Con của Người cho chúng ta và cho chúng ta nhận biết tình yêu vô biên của Người. Tôi mong mỗi người cảm nhận niềm vui được làm người Kitô hữu. Trong kinh sáng hằng ngày, chúng ta vẫn đọc: “Lạy Chúa, con thờ lạy Chúa, con yêu mến Chúa hết lòng. Con đội ơn Chúa đã dựng nên con, cho con được làm người Kitô hữu…”.
   Vâng, chúng ta vui mừng vì đã được hồng ân đức Tin, đó là của cải quý báu nhất không ai có thể lấy đi mất! Chúng ta hãy tạ ơn Chúa mỗi ngày, qua việc kết hợp chặt chẽ giữa kinh nguyện và cuộc sống Kitô hữu. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta kính mến Người!”
Di chúc thiêng liêng của Đức Bênêđictô XVI: “Giáo hội là một thân thể sống động, là anh em, chị em hiệp nhất trong Thân Mình Chúa Kitô”
ĐTC ngỏ lời cảm ơn mọi người, từ các vị phẩm trật trong Hội Thánh đến mọi tín hữu khắp thế giới, từ các chính phủ, ngoại giao đoàn đến đông đảo dân thường khắp năm châu, đã dành cho ngài sự cộng tác, chia sẻ, tình bạn, lòng yêu mến trong suốt thời gian ngài đảm trách sứ vụ Phêrô.
   Đặc biệt ĐTC xúc động nói đến các Kitô hữu bình thường, từ khắp nơi trên thế giới, đã từng viết thư cho ngài:
   “Tôi đã nhận được rất nhiều thư của những người bình thường viết cho tôi một cách đơn sơ với tất cả tấm lòng, mang lại cho tôi những tình cảm thân thương. Tấm lòng đó cho thấy anh chị em thuộc về Chúa Giêsu Kitô, thuộc về Giáo hội. Những anh chị em này không viết cho tôi như cho một ‘ông hoàng’ hoặc một vị ‘đại nhân’ không quen biết, nhưng như những anh em, chị em, như những người con, với tâm tình ruột thịt trong gia đình. Ở đây có thể cảm nhận cụ thể Giáo hội là gì. Giáo hội không phải một tổ chức, hiệp hội nhằm mục đích tôn giáo, từ thiện, mà là một thân thể sống động, một sự hiệp thông của những anh em, chị em trong Thân Mình Chúa Giêsu Kitô, Đấng kết hiệp chúng ta nên một. Cảm nghiệm về Giáo hội theo cách như thế, chạm được một cách hữu hình sức mạnh sự thật và tình yêu của Giáo hội, chính là lý do mang lại niềm vui giữa lúc có biết bao người nói đến ngày tàn của Hội Thánh. Thế nhưng, hôm nay chúng ta thấy, Giáo hội sống động biết bao!”
“Tôi luôn luôn và mãi mãi phục vụ Hội Thánh”
Đề cập việc từ nhiệm, ĐTC cho biết:
   “Những tháng vừa qua, thấy sức khỏe mình giảm sút, tôi đã không ngừng cầu xin Chúa soi sáng giúp tôi đưa ra quyết định đúng nhất, không phải vì lợi ích bản thân tôi mà vì ích lợi của Hội Thánh. Thực hiện điều này, tôi biết rất nặng nề và cũng rất mới mẻ nhưng tâm hồn tôi hết sức thanh thản.
   Yêu mến Giáo hội cũng có nghĩa là có những chọn lựa khó khăn, đau đớn, nhưng phải luôn đặt mình trước lợi ích của Giáo hội chứ không cho bản thân mình.
   Cho phép tôi trở lại một chút ngày 19 tháng Tư 2005. Giây phút tôi phải đưa ra quyết định nặng nề, vì Chúa tôi đã luôn và mãi mãi dấn thân. Người đảm nhận sứ vụ Phêrô thì “luôn luôn” không còn cuộc sống riêng. Ngài luôn luôn và hoàn toàn thuộc về mọi người, thuộc về Giáo hội. Cuộc sống của ngài đã bị tước hết, kể cả khía cạnh riêng tư. Tôi đã có kinh nghiệm và bây giờ tôi cảm nghiệm rằng ta nhận được sự sống khi biết ban tặng sự sống. Tôi đã từng nói nhiều người yêu mến Chúa cũng yêu mến Đấng kế vị Thánh Phêrô và gắn kết với ngài, đồng thời ngài thấy quanh mình là vòng tay hiệp thông của họ, ngài không còn thuộc về mình nữa mà thuộc về mọi người và mọi người thuộc về ngài.
   ‘Luôn luôn’ cũng là ‘mãi mãi’: không còn quay về với cuộc sống riêng nữa. Quyết định không đảm nhiệm sứ vụ nữa không có nghĩa là bãi bỏ điều đó. Tôi không quay về cuộc sống riêng tư của mình, quay về cuộc sống với những chuyến du hành, hội kiến, tiếp kiến, hội nghị… Tôi không từ bỏ vác Thánh giá, nhưng sẽ đứng bên Đấng bị treo trên Thập giá với một cung cách mới. Tôi không còn giữ quyền điều hành Giáo hội, nhưng có thể nói, tôi phục vụ Giáo hội trong cầu nguyện, tôi đặt mình sống trong rào lũy của Thánh Phêrô”.
*
Buổi tiếp kiến chung lần cuối cùng của Đức Bênêđictô XVI trên cương vị giáo hoàng diễn ra trong niềm xúc động không chỉ của hàng trăm ngàn người có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô, mà còn hàng tỉ người khắp thế giới ngưỡng mộ Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, một nhân cách vĩ đại trong thế giới đương đại.
    Nhân cách của một con người, vị giáo hoàng chỉ còn một ngày tại vị, đã được hình thành từ một cuộc đời thuộc trọn về Chúa.
Thành Thi

Hơn 200,000 người dự buổi triều yết chung cuối cùng triều Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16

Buổi triều yết chung cuối cùng triều Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI


   Từ sáng sớm ngày hôm nay, hơn 200,000 anh chị em tín hữu và khách hành hương đã tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô và đại lộ Hòa Giải để chào từ biệt Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trong buổi triều yết chung cuối cùng của ngài.
   Chỉ có 50,000 người có vé để vào bên trong khu vực Quảng trường Thánh Phêrô. Nhưng điều đó không ngăn các khách hành hương và anh chị em tín hữu khác đến gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và nghe ngài giảng dạy lần sau cùng.
   Thành phố Roma đã cung cấp nhiều màn hình khổng lồ dọc theo đại lộ Hòa Giải để tiện cho dân chúng có thể chứng kiến buổi triều yết chung.
   Gần khán đài được dựng trước tiền đình Đền thờ Thánh Phêrô, chúng tôi thấy có đông đủ các vị Hồng Y, kể cả những vị Hồng Y ở rất xa như Đức Hồng Y George Pell của tổng giáo phận Sydney, Úc Đại Lợi.
   Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc pope mobile để chào thăm anh chị em tín hữu và khách hành hương.
   Trong buổi tiếp kiến chung cuối cùng và cũng là lần chót ngài xuất hiện trước công chúng trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã cám ơn Giáo Hội vì tất cả các nâng đỡ trong thời gian triều Giáo Hoàng của ngài và đặc biệt trong thời gian chuyển tiếp sắp tới. Suy niệm về ngày ngài được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 khích lệ anh chị em tín hữu rằng Giáo Hội được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, ngay cả trong gian truân và thử thách.

Ngài nói:
 "Anh chị em thân mến,
   Tôi gởi lời chào nhiệt liệt đến anh chị em và các khách hành hương, là những người đang tham dự với tôi trong buổi triều yết chung cuối cùng này. Như Thánh Phaolô, mà lời người chúng ta vừa được nghe, trái tim tôi thổn thức tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Đấng hằng trông nom Giáo Hội Người, và sự tăng trưởng trong đức tin và tình yêu của Giáo Hội. Tôi chào đón tất cả anh chị em với niềm vui và lòng biết ơn.
   Trong Năm Đức Tin, chúng ta đã được kêu gọi để làm mới niềm tín thác hân hoan nơi sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của chúng ta và trong đời sống của Giáo Hội. Cá nhân tôi biết ơn tình yêu không lay chuyển của Ngài và sự hướng dẫn của Ngài trong suốt tám năm kể từ khi tôi chấp nhận ơn gọi của mình là phục vụ Giáo Hội như người kế vị Thánh Phêrô. Tôi cũng biết ơn sâu xa sự hiểu biết, những nâng đỡ, và lời cầu nguyện của đông đảo anh chị em không chỉ ở Rôma này, mà còn trên khắp thế giới.
   Quyết định mà tôi đã đưa ra, sau khi cầu nguyện nhiều, là kết quả của một sự tin tưởng trong an bình nơi Thánh Ý Chúa và một tình yêu sâu sắc Giáo Hội của Chúa Kitô. Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giáo Hội bằng lời cầu nguyện của tôi, và tôi xin mỗi người trong anh chị em cầu nguyện cho tôi và cho Đức Tân Giáo Hoàng. Trong tình hiệp thông với Đức Maria và tất cả các thánh, chúng ta hãy phó dâng chúng ta trong đức tin và đức cậy nơi Thiên Chúa, Đấng tiếp tục dõi theo cuộc sống của chúng ta và hướng dẫn cuộc hành trình của Giáo Hội và thế giới chúng ta dọc theo những con đường của lịch sử.
   Với lòng mến chân thành, tôi phó dâng tất cả anh chị em cho sự chăm sóc trìu mến của Người, xin Chúa củng cố anh chị em trong một niềm hy vọng mở lòng chúng ta ra đón nhận sự viên mãn của cuộc sống mà chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta. Tôi thành tâm ban phép lành cho anh chị em và gia đình. Cám ơn anh chị em!"

   Sau khi kết thúc buổi triều yết chung, Đức Giáo Hoàng đã đến điện Clementine để gặp gỡ một số viên chức chính quyền dân sự trong đó có tổng thống Slovakia và chủ tịch vùng Bavaria của Đức. Tại đây, ngài cũng gặp gỡ những vị lãnh đạo các phong trào giáo dân như phong trào Focolare, phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Một số thay đổi trong Nghi thức khởi đầu triều đại giáo hoàng


Nghi thức đánh dấu khởi đầu triều đại giáo hoàng của Đức Tân giáo hoàng đã được thay đổi đôi chút.Hôm thứ Hai 18 tháng Hai 2013, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phê chuẩn một số thay đổi đối với Sách Nghi thức khai mạc sứ vụ Phêrô của Giám mục Roma (Ordo rituum pro ministerii Petrini initio Romae episcopi). Sau khi đệ trình lên Đức Thánh Cha những thay đổi này, Đức ông Guido Marini, Chưởng nghi Tòa Thánh Vaticanđã giải thích ý nghĩa và trình bày chi tiết các điểm được thay đổi.
   Cụ thể, cầphân biệt việc cử hành Thánh Lễ với những nghi thức khác vốn không liên quan chặt chẽ với Thánh lễ”, chẳng hạnnghi thức phong thánhnghi thức hát mừng Phục Sinh, và nghi thức trao dây Pallium cho các tân Tổng giám mục.
   Có hai cử hành quan trọng đánh dấu việc khởi đầu triều đại giáo hoàng: Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Giám mục Roma và nghi thức nhận ngai tòa Rôma tại Vương cung thánh đường Latêranô. Đức ông Marini giải thích: “Những nghi thức tiêu biểu sẽ được cử hành trước và ngoài Thánh Lễ chứ không phải trong Thánh lễ nữa”.
   Về nghi thức tuyên hứa vâng phục, trước đây, chỉ các hồng y cử tri mới phải hứa vâng phục Đức Thánh Cha ngay sau cuộc bầu cử tại Nhà nguyện Sistine, nhưng nay, tất cả các vị hồng y đồng tế đều phải tuyên hứa. Đức ông Marini giải thích: “Cử chỉ này sẽ mang một chiều kích chung và mở rộng cho tất cả các thành viên của Hồng y đoàn, đồng thời cũng mang đặc tính Công giáoĐó không phải là muốn làm điều gì mới lạ vì như mọi người đều nhớ rõ, khi Đức Gioan Phaolô II khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài, tất cả các hồng y có mặt trong Thánh Lễ đồng tế đều tuyên hứa vâng phục.
   Về việc thăm viếng các Đại Vương cung thánh đường tại Roma của Đức tân giáo hoàngngài sẽ xem xét thời điểm nào và hình thức nào “mà ngài cho là thích hợp nhất: trong một Thánh Lễ hoặc một Giờ kinh Phụng vụ, hay trong một cử hành phụng vụ cụ thể khác”.
   Tại sao cần thay đổi? Đức ông Marini giải thích hai lý do tại sao Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đưa ra quyết định này: Trước hết, Đức Thánh Cha là người đầu tiên đã có dịp trải nghiệm những nghi thức khởi đầu triều đại giáo hoàng vào năm 2005. Kinh nghiệm này có lẽ đã giúp ngài đưa ra một số cải tiến cho bản Nghi thứcTiếp theongài cũng muốn đi theo cùng một đường lối của một số thay đổi trong những năm gần đây đối với các nghi thức phụng vụ của giáo hoàng”.
   Bản Nghi thức mới cũng dự trù việc quy định rõ một danh mục âm nhạcTừ nay những thay đổi được áp dụng sẽ cho phép tự do hơn trong việc lựa chọn các bài hátkhi đề cao giá trị kho tàng âm nhạc phong phú của lịch sử Giáo hội.

(Vatican Radio, 23-02-2013)

Chi tiết về ngày cuối cùng trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô thứ 16

    Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ được gọi là "Đức Giáo Hoàng danh dự" (Pope emeritus). Cha Federico Lombardi, SJ, Trưởng phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết như trên trong cuộc họp báo sáng Thứ Ba 26 tháng Hai. Ngài cũng được gọi là Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 như Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio, chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh Giải Thích Các Văn Bản Luật cho biết sáng thứ Sáu 22 tháng Hai vừa qua. Về y phục, ngài sẽ mặc y phục trắng như hiện nay nhưng không có mozzetta
    Hơn 50,000 vé đã được phát ra cho buổi triều yết chung cuối cùng của Đức Giáo Hoàng vào ngày thứ Tư 27 tháng Hai, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều anh chị em tín hữu tham dự hơn. Sau khi kết thúc buổi triều yết chung, Đức Giáo Hoàng sẽ đến điện Clementine để gặp gỡ một số viên chức chính quyền dân sự trong đó có tổng thống Slovakia và chủ tịch vùng Bavaria của Đức.
   Vào buổi sáng ngày 28 tháng Hai, ngày cuối cùng của triều đại giáo hoàng, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ một lần nữa tại điện Clementine, các vị Hồng Y đang có mặt tại Rome. 
   Lúc 4:55 chiều tại sân San Damaso của Điện Tông Tòa và trước đội vệ binh Thụy Sĩ, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, SDB, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và các thành viên khác trong giáo triều Rôma sẽ chia tay với Đức Thánh Cha. 
   Máy bay trực thăng chở Đức Giáo Hoàng sẽ hạ cánh tại Castel Gandolfo lúc 5:15 chiều. Đón Đức Thánh Cha tại đây có Đức Hồng Y Giuseppe Bertello và Đức Giám mục Giuseppe Sciacca, là thống đốc và tổng thư ký của thành Vatican cùng với Đức Giám mục Marcello Semeraro là Giám Mục Giáo phận Albano, chính quyền dân sự và các cơ quan có thẩm quyền của địa phương.
   Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ xuất hiện trên ban công của biệt điện Castel Gandolfo để chào đón những người tập trung tại quảng trường này để chào ngài. 
   Vacante Sede, tức là thời gian trống ngôi Giáo Hoàng sẽ bắt đầu lúc 8:00 tối và đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ tại Castel Gandolfo được giải tán. Hiến binh Vatican sẽ thay thế các Ngự Lâm Quân để bảo vệ cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
   Cha Lombardi cũng cho biết thêm là Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ không còn sử dụng "Chiếc Nhẫn Ngư Phủ", vì chiếc nhẫn này sẽ bị phá hủy cùng với dấu ấn của triều đại giáo hoàng. 
   Nhiệm vụ này sẽ do Đức Hồng Y Nhiếp Chính Tarcisio Bertone và các phụ tá của ngài thực hiện. 
   Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cũng sẽ không còn mang đôi giày đỏ Giáo Hoàng. 
   Sáng 01 tháng Ba, Đức Hồng Y Niên Trưởng sẽ gởi thư mời các Hồng Y về Rôma để tham dự Cơ Mật Viện. Cha Lombardi nói thêm: "Do đó, có khả năng, là Mật Nghị Hồng Y sẽ bắt đầu vào tuần tới," 
Đặng Tự Do

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Lịch làm việc những ngày cuối cùng của Đức Thánh Cha

WHĐ (22.02.2013)  Chiều 21-02, cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã cho biết lịch làm việc của Đức Thánh Cha từ nay đến lúc ngài chính thức rời khỏi sứ vụ:
Thứ Bảy 23-02
– Kết thúc tuần Tĩnh tâm của Giáo triều – Huấn từ của ĐTC với các vị trong Giáo triểu tham dự tĩnh tâm.
– 11g30: ĐTC tiếp Tổng thống Italia.
Chúa nhật 24-02
ĐTC chủ sự buổi đọc Kinh Truyền tin cuối cùng của ngài, tại quảng trường Thánh Phêrô.
Thứ Tư 27-02
Buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ĐTC.
Buổi tiếp này sẽ diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC sẽ di chuyển bằng xe chuyên dụng quanh quảng trường để từ biệt mọi người, đồng thời cũng giúp các tín hữu và những người yêu mến ĐTC khắp thế giới được dịp bày tỏ tình cảm, nói lời cảm ơn và chào ĐTC.
Thứ Năm 28-02
Ngày cuối cùng triều đại giáo hoàng Bênêđictô XVI
– ĐTC tiếp kiến lần cuối và chào từ biệt các Hồng y đang có mặt tại Rôma.
– Gần 17g: tại sân Thánh Đamasô, ĐHY Quốc vụ khanh tiễn biệt ĐTC.  
Sau đó, tại sân đáp trực thăng, ĐHY niên trưởng tiễn biệt ĐTC.
Trực thăng chở ĐTC đến Castelgandolfo. Tại đây, ĐHY Chủ tịch, Thư ký Phủ Thủ hiến Vatican, với sự tháp tùng của ông Thị trưởng Castelgandolfo nghênh tiếp ĐTC.
Ngoài ra, cha Lombardi cho biết ngày khai mạc Mật tuyển viện sẽ được các hồng y tham dự Công nghị Hồng y ấn định, bất kể sẽ có hay không Tự sắc của ĐTC về việc điều chỉnh một số điểm trong Tông hiến Universi Dominici Gregis.
Tiếp theo, cha đề cập đến sự vụ Huynh đoàn Thánh Piô X. Cha nói rõ việc đưa ra thời hạn chót, ngày 22, như báo chí đã nêu chỉ là một phỏng đoán. ĐTC đã quyết định để lại cho vị kế nhiệm giải quyết. Như vậy đừng chờ đợi tình hình sẽ được giải quyết trước khi kết thúc triều đại giáo hoàng.
Cuối cùng, cha khẳng định về bản phúc trình của ba vị Hồng y*, chỉ riêng một mình ĐTC được biết mà thôi. Các ĐHY Herranz, Tomko và De Giorgi sẽ không đưa ra bất kỳ lời bình luận nào trước những câu hỏi đặt ra về kết quả công việc của các ngài.
(Theo VIS, 21-02-2013)