Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2011 ( của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 )



WGPCT: Xin gởi đến qúy độc giả  Sứ điệp Mùa Chay 2011 của Đức Thánh Cha Biển Đức 16với 2 bản dịch tiếng Việt, một bản tiếng Anh và một bản tiếng Pháp để qúy vi rộng đường tham khảo.




Nguyên văn Sứ điệp Mùa Chay 2011 của Đức Thánh Cha Biển Đức 16

G. Trần Đức Anh OP chuyển ý

VATICAN. Trong Sứ điệp nhân dịp Mùa Chay 2001, bắt đầu từ Thứ tư Lễ tro 9-3 sắp tới, ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các tín hữu tái khám phá và sống trọn ý nghĩa bí tích Rửa tội, dựa theo hành trình phụng vụ Mùa Chay, và vượt thắng lòng ích kỷ.


Sứ điệp của ĐTC có chủ đề ”Cùng với Chúa Kitô anh chị em đã được chôn táng trong phép Rửa Tội, và anh chị em cũng được sống lại với Người” (Xc Cl 2,12), và đã được ĐHY Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm), và các vị phụ tá, giới thiệu trong cuộc họp báo sáng hôm ngày 22-2-2011, tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Dưới đây là nguyên văn SứĐiệp của ĐTC.





”Cùng với Chúa Kitô anh chị em đã được chôn táng trong phép Rửa Tội, và anh chị em cũng được sống lại với Người” (Xc Cl 2,12).


Anh chị em thân mến,

Đối với Giáo Hội, Mùa Chay, - dẫn chúng ta đến việc cử hành Lễ Phục Sinh, - là một mùa phụng vụ rất quí báu và quan trọng, vì thế nhân mùa này, tôi vui mừng gửi Sứ Điệp để Mùa Chay này được sống với tất cả lòng nhiệt thành cần thiết. Trong khi chờ đợi cuộc gặp gỡ chung kết với vị Hôn Phu của mình trong Lễ Vượt Qua vĩnh cửu, Cộng đồng Giáo Hội chuyên cần cầu nguyện và thực hành bác ái, tăng cường hành trình thanh tẩy tinh thần, để kín múc sự sống mới trong Chúa Kitô một cách dồi dào hơn nơi Mầu Nhiệm cứu chuộc (Xc Kinh tiền tụng I Mùa Chay).

1. Chính sự sống mới ấy đã được thông truyền cho chúng ta trong ngày chúng ta chịu Phép Rửa, khi ”được tham dự vào cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô”, chúng ta bắt đầu một ”cuộc phiêu lưu vui tươi và đầy phấn khởi của người môn đệ” (Bài giảng lễ Chúa chịu Phép Rửa 10-1-2010). Thánh Phaolô, qua các thư của ngài, nhiều lần nhấn mạnh về sự hiệp thông đặc biệt với Con Thiên Chúa, được thực hiện trong sự thanh tẩy ấy. Sự kiện phần lớn chúng ta chịu Phép Rửa tội khi còn nhỏ, cho chúng ta thấy rõ đây là một hồng ân của Thiên Chúa: tự sức riêng của mình, không ai đáng được sự sống đời đời. Lòng từ bi Chúa xóa bỏ tội lỗi và cho chúng ta được sống ”những tâm tình của Chúa Giêsu Kitô” (Ph 2,5) trong cuộc sống của chúng ta, lòng từ bi ấy được thông ban cho con người một cách nhưng không.

Thánh Tông Đồ dân ngoại, trong thư gửi Tín Hữu Philiphê, nêu rõ ý nghĩa sự biến đổi được thực hiện nhờ tham dự vào sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô, và cho thấy rõ mục tiêu cần theo đuổi, đó là để ”tôi có thể biết Ngài, với quyền năng sự sống lại của Ngài, sự hiệp thông với những đau khổ của Ngài, trở nên đồng hình dạng với cái chết của Ngài, với hy vọng được sống lại từ cõi chết” (Ph 3,10-11). Vì thế, Bí tích Rửa Tội không phải là một nghi thức quá khứ, nhưng là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, ảnh hưởng trên toàn thể cuộc sống của người chịu Phép Rửa, mang lại cho họ sự sống thần linh và kêu gọi họ chân thành hoán cải, một cuộc hoán cải được ân thánh khởi sự và nâng đỡ, đưa họ đạt tới tầm mức trưởng thành của Chúa Kitô. Có một mối liên hệ đặc biệt giữa Bí tích Rửa Tội và Mùa Chay như một thời điểm thuận tiện để cảm nghiệm ơn thánh cứu độ. Các Nghị Phụ Công đồng chung Vatican 2 đã nhắc nhở tất cả các vị Mục Tử của Giáo Hội hãy sử dụng ”nhiều hơn các yếu tố Phép Rửa thuộc phụng vụ Mùa Chay” (Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 109). Thực vậy, từ đầu Giáo Hội vẫn luôn liên kết Lễ Vọng Phục Sinh với việc cử hành Phép Rửa Tội: trong Bí Tích này có thể hiện mầu nhiệm cao cả qua đó con người chết cho tội lỗi, được tham dự vào đời sống mới trong Chúa Kitô Phục Sinh và lãnh nhận cùng Thánh Linh của Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết (Xc Rm 8,11). Hồng ân nhưng không này phải luôn được khơi dậy nơi mỗi người chúng ta và Mùa Chay mang lại cho chúng ta một hành trình tương tự như thời gian dự tòng. Đối với các tín hữu của Giáo Hội thời xưa cũng như các dự tòng ngày nay, hành trình này là một trường học tối quan trọng về đức tin và đời sống Kitô; quả thực họ sống Bí tích Rửa Tội như một hành động quyết định đối với toàn thể cuộc sống của họ.

2. Để nghiêm túc bắt đầu hành trình tiến về Lễ Phục Sinh và chuẩn bị cử hành sự sống lại của Chúa - là lễ vui mừng và trọng đại nhất trong toàn năm phụng vụ - thử hỏi có gì thích hợp hơn là để cho Lời Chúa dẫn dắt? Vì thế, qua những bài Phúc Âm các chúa nhật Mùa Chay, Giáo Hội hướng dẫn chúng ta đến một cuộc gặp gỡ đặc biệt nồng nhiệt với Chúa, bằng cách đưa chúng ta tiến qua các giai đoạn trong hành trình khai tâm Kitô giáo: đối với các dự tòng, hành trình ấy nhắm đến việc lãnh nhận bí tích tái sinh, và đối với những người đã chịu phép Rửa, là để họ đạt tới những bước tiến mới có tính chất quyết định trong hành trình theo Chúa Kitô và hiến thân trọn vẹn hơn”.

- Chúa nhật thứ I trong hành trình Mùa Chay làm nổi bật thân phận phàm nhân chúng ta trên trái đất này. Cuộc chiến đấu hiển thắng chống lại những cám dỗ, khơi mào sứ vụ của Chúa Giêsu, là một lời mời gọi hãy ý thức sự mong manh dòn mỏng của mình để đón nhận Ơn Thánh giải thoát khỏi tội lỗi và đổ tràn sức mạnh mới trong Chúa Kitô, là đường, là sự thật và là sự sống (Xc Sách Khai Tâm Kitô giáo cho người lớn, số 25). Đó là lời nhắc nhở quyết liệt rằng, theo gương Chúa Giêsu và trong sự hiệp nhất với Ngài, đức tin Kitô giáo cũng bao hàm một cuộc chiến đấu ”chống lại những kẻ thống trị trần thế đen tối này” (Ep 6,12), trong đó ma quỷ đang hoạt động không mệt mỏi, kể cả ngày nay, trong việc cám dỗ người muốn đến gần Chúa: Chúa Kitô đã chiến thắng cám dỗ để mang lại hy vọng cho tâm hồn chúng ta và hướng dẫn chúng ta chiến thắng những quyến rũ của sự ác.

- Tin Mừng về cuộc Hiển Dung của Chúa đặt trước mắt chúng ta vinh quang của Chúa Kitô, báo trước cuộc phục sinh và loan báo sự thần hóa con người. Cộng đoàn Kitô ý thức mình được dẫn lên núi cao (Mt 17,1) như các Tông Đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan, để tái đón nhận, trong Chúa Kitô, trong tư cách là con cái trong Chúa Con, món quà Ân Sủng của Chúa Kitô: ”Này là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người. Hãy nghe lời Người” (câu 5). Đó là một lời mời gọi hãy tránh xa sự ồn ào của cuộc sống thường nhật để ngụp lặn trong sự hiện diện của Thiên Chúa: Ngài muốn thông truyền cho chúng ta hằng ngày một Lời thấu vào tận thẳm sâu tinh thần chúng ta, trong đó ta phân biệt thiện và ác (Xc Dt 4,12) và củng cố ý chí theo Chúa.

- Câu Chúa Giêsu nói với người phụ nữ xứ Samaria: ”Xin cho tôi uống nước” (Ga 4,7), được đề nghị trong phụng vụ Chúa nhật thứ ba (Mùa Chay), diễn tả lòng hăng say của Thiên Chúa đối với mỗi người và muốn khơi lên trong tâm hồn chúng ta ước muốn hồng ân ”nước vọt lên cho sự sống đời đời” (câu 14): đó là hồng ân Chúa Thánh Linh, Đấng biến các tín hữu Kitô thành ”những người tôn thờ chân thực” có khả năng cầu khẩn Chúa Cha ”trong tinh thần và chân lý” (câu 23). Chỉ nước ấy mới có thể thỏa mãn ước muốn của chúng ta mong được chân, thiện, mỹ! Chỉ nước ấy, do Chúa Con ban cho chúng ta, mới tưới gội được những sa mạc của tâm hồn bất an và không được mãn nguyện, ”cho đến khi được an nghỉ trong Thiên Chúa”, theo câu nói thời danh của thánh Augustino.

- Chúa nhật người mù bẩm sinh trình bày Chúa Kitô như ánh sáng thế gian. Phúc âm gọi hỏi mỗi người chúng ta: ”Phần anh, anh có tin nơi Con Người không?”, ”Lạy Chúa, con tin!” (Ga 9,35.38), người mù bẩm sinh vui mừng quả quyết như thế, anh nói nhân danh mọi tín hữu. Phép lạ chữa lành người mù là dấu hiệu chứng tỏ rằng, cùng với thị giác, Chúa Kitô cũng muốn mở cái nhìn nội tâm chúng ta, để đức tin của chúng ta ngày càng sâu xa hơn và chúng ta có thể nhận thấy nơi Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta. Chúa soi sáng mọi tối tăm trong cuộc sống và làm cho con người sống ”như người con của ánh sáng”.

- Trong chúa nhật thứ V, khi nghe đọc trình thuật về sự sống lại của Ông Lazzaro, chúng ta được đặt trước mầu nhiệm cuối cùng của cuộc sống chúng ta: ”Thầy là sự sống lại và là sự sống.. con có tin điều này không?” (Ga 11,25-26). Đối với cộng đoàn Kitô, đây là lúc cùng với Marta, chân thành tái đặt trọn niềm hy vọng của chúng ta nơi Đức Giêsu thành Nazareth: ”Vâng, lạy Chúa, con tin Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đến trong thế gian” (câu 27). Sự hiệp thông với Chúa Kitô trong cuộc sống này chuẩn bị chúng ta vượt lên trên ranh giới của sự chết, để sống vô tận trong Chúa. Niềm tin nơi sự sống lại của người đã qua đời và niềm hy vọng cuộc sống vĩnh cửu mở rộng tâm trí chúng ta về ý nghĩa tối hậu của đời mình: Thiên Chúa đã tạo dựng con người để họ được sự sống lại và sự sống, và chân lý này mang lại chiều kích chân thực và chung kết cho lịch sử loài người, cho cuộc sống bản thân và xã hội của họ, cho nền văn hóa, chính trị và kinh tế. Nếu thiếu ánh sáng đức tin, thì toàn thể vũ trụ rốt cục bị khép kín trong một ngôi mộ không có tương lai, cũng chẳng có hy vọng.

- Hành trình Mùa Chay được kết thúc với Tam Nhật Vượt Qua, đặc biệt là trong đêm trọng thể Vọng Phục Sinh: khi lập lại những lời hứa trong Phép Rửa Tội, chúng ta tái khẳng định rằng Đức Kitô là Chúa tể đời sống chúng ta, đời sống mà Thiên Chúa thông ban cho chúng ta khi chúng ta được ”tái sinh bởi nước và Thánh Linh”, và chúng ta tái khẳng định quyết tâm vững vàng đáp ứng hoạt động của Ơn Thánh để làm môn đệ của Chúa.

3. ”Sự dìm mình của chúng ta trong cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô qua bí tích rửa tội, thúc đẩy chúng ta mỗi ngày giải thoát con tim của mình khỏi gánh nặng của những sự vật chất, khỏi mối liên hệ ích kỷ với trần thế này, liên hệ ấy làm cho chúng ta trở nên nghèo nàn và ngăn cản không để chúng ta sẵn sàng và cởi mở đối với Thiên Chúa và tha nhân. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa tự biểu lộ như Tình Thương (Xc 1 Ga 4,7-10). Thập giá của Đức Kitô, ”ngôn ngữ của Thập Giá” biểu lộ quyền năng cứu độ của Thiên Chúa (Xc 1 Cr 1,18), Đấng hiến thân để nâng cao con người và mang lại cho họ ơn cứu độ: đó là hình thức quyết liệt nhất của tình thương (Xc Thông điệp Thiên Chúa là Tình Thương, 12). Qua những việc thực hành truyền thống như ăn chay, làm phúc, cầu nguyện, là những biểu hiệu của sự dấn thân hoán cải, Mùa Chay dạy chúng ta sống tình thương của Chúa Kitô một cách quyết liệt hơn. Chay tịnh, có thể có những động lực khác nhau, đối với Kitô hữu, việc làm này có một ý nghĩa sâu xa về tôn giáo: khi làm cho bàn ăn của chúng ta nghèo hơn, chúng ta học cách vượt thắng ích kỷ để sống theo tiêu chuẩn ban tặng và yêu thương; khi chịu đựng sự thiếu thốn một cái gì đó, - không phải chỉ những gì là dư thừa mà thôi - chúng ta học cách xoay cái nhìn ra khỏi cái ”tôi” của mình, để khám phá người ở cạnh chúng ta và nhận thấy Thiên Chúa nơi khuôn mặt của bao nhiêu anh chị em chúng ta. Đối với Kitô hữu, chay tịnh không hề có chiều kích duy nội tâm nào cả, nhưng cởi mở hơn đối với Thiên Chúa và những nhu cầu của con người, và biến tình yêu đối với Thiên Chúa cũng trở thành tình yêu đối với tha nhân (Xc Mc 12,31).

Trong cuộc hành trình, chúng ta cũng đứng trước cám dỗ sở hữu, ham hố tiền bạc, làm thương tổn quyền tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Sự ham hố của cải tạo nên bạo lực, lạm quyền và chết chóc; chính vì thế, Giáo Hội, đặc biệt là trong Mùa Chay, kêu gọi làm phúc bố thí, nghĩa là chia sẻ. Trái lại sự tôn thờ của cải không những làm cho ta xa lìa tha nhân, nhưng còn làm cho con người trở nên trống rỗng, bất hạnh, bị lừa đảo, bị ảo tưởng mà không thực hiện được điều của cải hứa hẹn, vì con người đặt những sự vật chất vào chỗ của Thiên Chúa là nguồn mạch duy nhất của cuộc sống. Làm sao hiểu được lòng nhân từ hiền phụ của Thiên Chúa nếu tâm hồn đầy tự mãn và những dự phóng riêng của mình, qua đó ta tưởng rằng mình có thể đảm bảo tương lai cho mình? Cám dỗ hệ tại nghĩ như người giàu có trong dụ ngôn: ”Hồn tôi hỡi, ngươi có nhiều của cải để dùng trong nhiều năm...”. Chúng ta biết phán đoán của Chúa: ”Hỡi kẻ điên rồ, chính đêm nay mạng sống của ngươi sẽ bị đòi lại..” (Lc 12,19-20). Việc làm phúc là một lời nhắc nhở về quyền tối thượng của Thiên Chúa và sự quan tâm đối với tha nhân, để tái khám phá người Cha nhân lành của chúng ta và đón nhận lòng từ bi của Chúa.

Trong trọn Mùa Chay, Giáo Hội trao tặng chúng ta Lời Chúa một cách đặc biệt dồi dào. Khi suy niệm và nhập tâm để sống Lời Chúa hằng ngày, chúng ta học một hình thức quí giá và không thể thay thế được trong việc cầu nguyện, vì sự lắng nghe Lời Chúa, Đấng tiếp tục nói với tâm hồn chúng ta, nuôi dưỡng hành trình đức tin mà chúng ta đã bắt đầu trong ngày chịu Phép Rửa Tội. Kinh nguyện cũng giúp chúng ta có được một ý niệm mới về thời gian: thực vậy, nếu không có viễn tượng vĩnh cửu và siêu việt, thì thời gian chỉ là nhịp độ làm cho những bước tiến của chúng ta nối tiếp nhau hướng về một chân trời không có tương lai. Trái lại, khi cầu nguyện, chúng ta dành thời giờ cho Thiên Chúa, để nhận thấy rằng ”những lời của Ngài không qua đi” (Xc Mc 13,31, để bước vào trong sự hiệp thông thân mật với Ngài ”Đấng không ai có thể tước khỏi chúng ta” (Xc 16,22) và mở cho chúng ta niềm hy vọng không đánh lừa, và sự sống đời đời.

Tóm lại, hành trình Mùa Chay, trong đó chúng ta được mời gọi chiêm ngắm Mầu Nhiệm Thánh Giá, chính là ”trở nên đồng hình với cái chết của Chúa Kitô” (Ph 3,10), để thực hiện sự hoán cải sâu xa trong đời sống chúng ta, để cho hoạt động của Chúa Thánh Linh tác động, như thánh Phaolô trên đường Damasco; quyết liệt qui hướng cuộc sống chúng ta theo thánh ý Chúa; giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ, vượt thắng bản năng muốn thống trị người khác và cởi mở đối với tình thương của Chúa Kitô. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để nhìn nhận những yếu đuối của chúng ta, chân thành kiểm điểm cuộc sống để đón nhận ơn thánh canh tân của Bí tích Thống Hối và quyết liệt tiến về cùng Chúa Kitô.

Anh chị em thân mến, qua cuộc gặp gỡ bản thân với Đấng Cứu Chuộc chúng ta và qua chay tịnh, làm phúc, cầu nguyện, hành trình hoán cải tiến về Lễ Phục Sinh dẫn đưa chúng ta đến chỗ tái khám phá Phép Rửa chúng ta đã nhận lãnh. Trong Mùa Chay này, chúng ta hãy tái đón nhận Ơn Thánh mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong lúc này, để Ơn Thánh soi sáng và hướng dẫn mọi hành động của chúng ta. Chúng ta được mời gọi mỗi ngày sống ý nghĩa của Bí Tích Rửa Tội và những gì Bí tích này thực hiện, khi bước theo Chúa Kitô với lòng quảng đại và chân thành hơn. Trong hành trình này, chúng ta hãy phó thác bản thân cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã sinh Ngôi Lời Thiên Chúa trong đức tin và trong xác thể, để giống như Mẹ, chúng ta được dìm mình trong cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Con của Mẹ, và được sống đời đời.
Vatican ngày 4 tháng 11 năm 2010
Biển Đức 16, Giáo Hoàng
G. Trần Đức Anh OP chuyển ý


Sứ điệp mùa chay 2011 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI





Nguồn: xuanbichvietnam.wordpress.com



Lm. Võ Xuân Tiên chuyển ngữ theo bản tiếng Pháp



« Anh em đã cùng được mai táng với Đức Ki-tô khi chịu phép rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người»  (x. Cl 2, 12)

Anh chị em thân mến,

Mùa Chay, mùa dẫn chúng ta đến cử hành lễ Phục Sinh rất thánh, đối với Giáo Hội là một thời gian phụng vụ thực sự quý báu và quan trọng. Vì thế, tôi vui mừng gởi tới anh chị em sứ điệp này, để Mùa Chay này có thể được sống với tất cả lòng hăng say cần thiết. Trong lúc chờ đợi cuộc gặp gỡ chung cuộc với Phu Quân của mình vào dịp lễ Vượt Qua vĩnh cửu, cộng đoàn Giáo Hội tăng cường con đường thanh tẩy trong tinh thần của mình, bằng một đời sống cầu nguyện chuyên cần và một đức ái năng động, để múc lấy sự sống mới trong Chúa Kitô cách dồi dào hơn trong Mầu Nhiệm Cứu Chuộc (x. Kinh Tiền Tụng I Mùa Chay).

1. Sự sống này đã được thông truyền cho chúng ta vào ngày chúng ta chịu Phép Rửa rồi khi, « đã trở nên những người tham dự vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô », chúng ta đã bắt đầu « cuộc mạo hiểm vui tươi và phấn khởi của người môn đệ » (Bài giảng lễ Chúa chịu Phép Rửa, 10/01/2010). Trong các thư của mình, thánh Phaolô nhiều lần nhấn mạnh đến sự hiệp thông hoàn toàn đặc biệt với Con Thiên Chúa, được thể hiện vào giây phút dìm mình vào nước rửa tội. Sự kiện Phép Rửa được lãnh nhận thường nhất lúc còn ít tuổi chỉ cho chúng ta cách rõ ràng rằng nó là một ân huệ của Thiên Chúa : Không ai xứng đáng sự sống đời đời bằng sức riêng của mình. Lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội lỗi và ban cho chúng ta sống cuộc sống của chúng ta với « chính những tâm tình như Chúa Kitô Giêsu » (Phil 2, 5), được thông ban cho con người cách nhưng không.

Trong thư gởi tín hữu Philipphê, vị Tông đồ dân ngoại soi sáng cho chúng ta về ý nghĩa của cuộc biến đổi được thực hiện nhờ việc tham dự vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, bằng cách chỉ cho chúng ta mục đích theo đuổi : « biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết» (Phil 3, 10-11). Bởi thế, Phép Rửa không phải là một nghi thức của quá khứ, nó là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Đấng mang lại hình dạng cho toàn thể cuộc sống của người chịu Phép Rửa, thông truyền cho nó sự sống thần linh và kêu gọi nó đến một cuộc hoán cải chân thành, được đánh động và nâng đỡ bởi Ân sủng, như thế cho phép nó đạt tới tầm vóc trưởng thành của Chúa Kitô.

Một mối liên hệ đặc thù kết hiệp Phép Rửa với Mùa Chay như là thời gian thuận tiện để cảm nghiệm ân sủng cứu độ. Các Nghị Phụ của Công Đồng Vatican II đã đưa ra lời kêu gọi cho hết mọi Mục tử của Giáo Hội để « các yếu tố Phép Rửa của phụng vụ Mùa Chay được sử dụng cách phong phú hơn » (Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 109). Quả thật, từ ban đầu, Giáo Hội đã kết hiệp Canh Thức Vượt Qua và việc cử hành Phép Rửa : trong bí tích này được thực hiện Mầu Nhiệm lớn lao trong đó con người chết đi cho tội lỗi, trở nên tham dự vào đời sống mới trong Chúa Kitô phục sinh, và lãnh nhận chính Thánh Thần Thiên Chúa này, Đấng đã phục sinh Chúa Giêsu từ cõi chết (x. Rm 8, 11). Ân huệ nhưng không này phải được làm sống lại liên lỉ nơi mỗi người chúng ta, và Mùa Chay ban tặng cho chúng ta một lộ trình tương tự với lộ trình của thời gian dự tòng mà, đối với các kitô hữu của Giáo Hội nguyên thủy cũng như đối với các kitô hữu hôm nay, là một nơi cần thiết học biết đức tin và đời sống kitô hữu : họ sống thực sự Phép Rửa của mình như là một hành vi quyết định cho toàn thể cuộc sống của họ.

2. Để nghiêm chỉnh đi theo con đường dẫn đến lễ Phuc Sinh và chuẩn bị chúng ta cử hành Cuộc Phục Sinh của Chúa – mà là lễ hân hoan và long trọng nhất của năm phụng vụ – , điều gì có thể là thích hợp nhất nếu chúng ta để cho Lời Chúa hướng dẫn ? Đó là lý do tại sao Giáo Hội, xuyên qua các bản văn Tin Mừng được công bố vào các Chúa Nhật Mùa Chay, dẫn đưa chúng ta đến một cuộc gặp gỡ đặc biệt sâu xa với Chúa, làm cho chúng ta một lần nữa trải qua các giai đoạn khai tâm Kitô giáo : đối với các dự dòng để lãnh nhận bí tích tái sinh ; đối với những ai đã được rửa tội rồi, để thực hiện những bước quyết định bước theo Chúa Kitô, trong sự trao hiến trọn vẹn hơn nữa.

Chúa Nhật đầu tiên của hành trình Mùa Chay soi sáng thân phận trần thế của chúng ta. Cuộc chiến đấu chiến thắng của Chúa Giêsu trên những cám dỗ mà khai mào thời gian sứ vụ của Ngài, là một lời mời gọi ý thức về sự mỏng giòn của chúng ta để đón nhận Ân sủng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và củng cố chúng ta cách mới mẻ trong Chúa Kitô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống (x. Ordo Initiationis Christianae Adultorum, số. 25). Đó là một lời mời gọi thúc bách nhắc nhở chúng ta, theo gương Chúa Kitô và kết hiệp với Ngài,  rằng đức tin Kitô giáo bao hàm một cuộc chiến đấu chống lại « những bậc thống trị thế giới tối tăm này » (Êph 6, 12) nơi mà ma quỷ đang hoạt động và, ngay cả vào thời của chúng ta, không ngừng cám dỗ tất cả những người muốn đến gần Chúa : Chúa Kitô thoát ra chiến thắng cuộc chiến đấu này, để cũng mở tâm hồn chúng ta cho niềm hy vọng và dẫn đưa chúng ta đến chiến thắng trên những quyến rũ của sự dữ.

Đoạn Tin Mừng về Cuộc Biến Hình của Chúa làm cho chúng ta chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô mà báo trước sự phục sinh và loan báo việc thần hóa con người. Cộng đoàn kitô hữu khám phá rằng theo chân các Tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan, nó được dẫn đưa « riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao» (Mt 17, 1) để đón nhận sự trao ban Ân sủng của Thiên Chúa theo cách mới mẻ, trong Chúa Kitô, với tư cách là con trong Con : « Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người» (câu 5). Những lời này mời gọi chúng ta rời bỏ tiếng  xì xào của đời thường để dìm mình trong sự hiện diện của Thiên Chúa : Ngài muốn thông ban cho chúng ta mỗi ngày một Lời mà thấm nhập sâu xa vào tâm trí chúng ta, nơi đâu nó phân định sự thiện và sự dữ (x. Dt 4, 12) và củng cố ý muốn bước theo Chúa của chúng ta.

 « Chị cho tôi xin nước uống» (Ga 4, 7). Lời thỉnh cầu này của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari, được tường thuật lại cho chúng ta trong phụng vụ của Chúa Nhật thứ ba, diễn tả tình yêu tha thiết của Thiên Chúa đối với mọi người và muốn khơi lên trong tâm hồn chúng ta ước muốn trao ban « nước vọt lên đem lại sự sống đời đời» (câu 14) : đó là ân huệ Chúa Thánh Thần, Đấng biến các kitô hữu thành « những người thờ phượng đích thực », có khả năng cầu xin Chúa Cha « trong tinh thần và chân lý » (câu 23). Chỉ duy nước này mới có thể làm đỡ cơn khát sự thiện, sự thật và vẻ đẹp của chúng ta ! Chỉ nước này, được ban cho chúng ta qua Chúa Con, mới có thể tưới mát những sa mạc của tâm hồn lo lắng và không được thỏa mãn « bao lâu nó không nghỉ yên bên Chúa », theo kiểu nói danh tiếng của thánh Augustinô.

Chúa Nhật về người mù bẩm sinh trình bày cho chúng ta Chúa Kitô như là ánh sáng thế gian. Tin Mừng chất vấn mỗi một chúng ta : « Anh có tin vào Con Người không?» « Thưa Ngài, tôi tin!» (Ga 9, 35. 38), người mù bẩm sinh vui mừng trả lời nhân danh mọi tín hữu. Phép lạ chữa lành này là dấu chỉ rằng Chúa Kitô, khi làm cho thấy được, cũng muốn mở cái nhìn nội tâm của chúng ta ra để đức tin của chúng ta càng ngày càng sâu xa và chúng ta có thể nhận ra nơi Ngài Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta. Chúa Kitô chiếu sáng tất cả bóng tối của cuộc sống và ban cho con người sống như « con cái ánh sáng ».

Khi Tin Mừng của Chúa Nhật thứ năm công bố sự phục sinh của Ladarô, chúng ta nhận thấy mình đang đối diện với mầu nhiệm tối hậu của cuộc sống của chúng ta : « Thầy là sự sống lại và là sự sống…con có tin điều đó không ? » (Ga 11, 25-26). Theo chân Mát-ta, thời gian đã đến đối với cộng đoàn kitô hữu để ý thức một lần nữa đặt tất cả niềm hy vọng của chúng ta vào Chúa Giêsu Nadarét : « Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian » (câu 27). Sự hiệp thông với Chúa Kitô, trong cuộc sống này, chuẩn bị cho chúng ta vượt qua trở ngại của cái chết để sống đời đời trong Ngài. Niềm tin vào sự phục sinh của kẻ chết và niềm hy vọng vào sự sống đời đời mở tâm trí chúng ta đến ý nghĩa tối hậu của cuộc sống của  chúng ta : Thiên Chúa đã tạo dựng con người cho sự phục sinh và sự sống ; chân lý này trao ban một chiều kích đích thực và dứt khoát cho lịch sử nhân loại, cho cuộc sống bản thân, cho cuộc sống xã hội, cho văn hóa, chính trị, kinh tế. Tước đi khỏi ánh sáng đức tin, toàn thể vũ trụ sẽ tiêu vong, tù nhân cho một phần mộ không có tương lai lẫn hy vọng.

Hành trình Mùa Chay tìm thấy sự hoàn thành của nó nơi Tam Nhật Vượt Qua, cách cụ thể hơn nơi Đại Canh Thức của Đêm Thánh : khi lặp lại các lời hứa Phép Rửa, một lần nữa chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Kitô là Chúa của cuộc đời chúng ta, cuộc đời mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta khi chúng ta được tái sinh « bởi nước và Thánh Thần », và chúng ta tái khẳng định quyết tâm vững chắc của chúng ta sống tương xứng với hành động của Ân sủng để trở nên những môn đệ của Ngài.

3. Việc chúng ta được dìm vào trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, qua bí tích Rửa Tội, thúc đẩy chúng ta mỗi ngày giải phóng tâm hồn chúng ta khỏi sức nặng của những cái vật chất, khỏi mối liên hệ ích kỷ với « trái đất », mà làm cho chúng ta nghèo nàn đi và ngăn không cho chúng ta sẵn sàng và đón nhận Thiên Chúa và tha nhân. Trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã tỏ mình ra là Tình Yêu (x. 1 Ga 4, 7-10). Thập Giá của Chúa Kitô, « ngôn ngữ của Thập Giá » biểu lộ sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa (x. 1 Cor 1, 18) được trao ban để nâng con người lên và dẫn nó đến ơn cứu độ : đó là hình thức triệt để nhất của tình yêu (x. Thông điệp Deus caritas est, 12). Qua việc thực hành chay tịnh, bố thí và cầu nguyện theo truyền thống, những dấu chỉ của ý muốn hoán cải của chúng ta, Mùa Chay dạy cho chúng ta sống theo cách luôn triệt để hơn tình yêu Chúa Kitô. Chay tịnh, mà có thể có những động cơ khác nhau, đối với người kitô hữu, có một ý nghĩa tôn giáo sâu xa : khi làm nghèo đi bàn ăn của chúng ta, chúng ta học biết chiến thắng tính ích kỷ của chúng ta để sống lô-gíc của sự trao ban và của tình yêu ; khi chấp nhận tước bỏ điều gì – mà không chỉ là dư thừa – , chúng ta học biết xoay chuyển cái nhìn của chúng ta khỏi « cái tôi » của chúng ta để khám phá Đấng nào đó bên cạnh chúng ta và nhận ra Thiên Chúa trên khuôn mặt của bao nhiêu người anh em của chúng ta. Đối với người kitô hữu, thực hành chay tịnh không có gì là tình cảm ướt át cả, nhưng thật sự mở ra cho Thiên Chúa và cho sự khốn quẫn của con người ; nó làm sao để tình yêu đối với Thiên Chúa cũng trở nên tình yêu cho tha nhân (x. Mc 12, 31).

Trên hành trình của chúng ta, chúng ta cũng vấp phải cám dỗ chiếm hữu, tình yêu tiền bạc, mà đối nghịch với sự tối thượng của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta. Lòng tham lam chiếm hữu sinh ra bạo lực, tội phạm và cái chết ; chính vì thế, Giáo Hội, đặc biệt vào thời gian Mùa Chay, kêu gọi thực hành bố thí, tức là chia sẻ. Trái lại, việc tôn thờ quá đáng của cải không chỉ tách rời chúng ta khỏi những người khác nhưng còn làm cho nhân vị của chúng ta trống rỗng khi để nó bất hạnh, khi nói dối nó và khi đánh lừa nó mà không thực hiện được những gì nó hứa hẹn, bởi vì nó thay thế Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống duy nhất, bằng các của cải vật chất. Bởi thế, làm sao chúng ta có thể hiểu lòng nhân từ phụ tử của Thiên Chúa nếu tâm hồn chúng ta đầy chính nó và đầy những kế hoạch mang lại ảo tưởng có thể đảm bảo tương lai của chúng ta ? Sự cám dỗ hệ tại suy nghĩ như người giàu có của dụ ngôn : «Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm… » . Chúng ta biết Chúa trả lời thế nào : «Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi » (Lc 12, 19-20). Việc thực hành bố thí đưa chúng ta trở về với tính tối thượng của Thiên Chúa và sự chú ý đến người khác, nó làm cho chúng ta một lần nữa khám phá ra lòng nhân từ của Chúa Cha và đón nhận lòng thương xót của Ngài.

Trong suốt thời gian Mùa Chay, Giáo Hội đề nghị cho chúng ta Lời Chúa cách rất dồi dào. Khi suy niệm và nội tâm hóa nó để thể hiện nó ở đời thường, chúng ta khám phá ra một hình thức cầu nguyện quý báu và bất khả thay thế.  Quả thế, việc chăm chú lắng nghe Thiên Chúa không ngừng nói với tâm hồn chúng ta, nuôi dưỡng hành trình đức tin mà chúng ta đã bắt đầu vào ngày chúng ta chịu Phép Rửa. Việc cầu nguyện cũng cho phép chúng ta bước vào trong một nhận thức mới về thời gian : quả thế, không có viễn ảnh về vĩnh cửu và siêu việt, thời gian chỉ là một nhịp điệu mà nhịp theo các bước chân của chúng ta hướng đến một chân trời không có tương lai. Trái lại, khi cầu nguyện, chúng ta dành thời gian cho Thiên Chúa, để khám phá ra rằng « những lời của Ngài sẽ không qua đi » (Mc 13, 31), để bước vào trong sự hiệp thông thân mật với Đấng « mà không ai sẽ có thể cất khỏi chúng ta» (x. Ga 16, 22), Đấng mở chúng ta ra cho niềm hy vọng không tuyệt vọng, cho sự sống đời đời.

Tóm lại, hành trình của Mùa Chay, mà chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thập Giá, hệ tại làm cho chúng ta trở nên « đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong cái chết của Ngài » (Phil 3, 10), để thực hiện một cuộc hoán cải đời sống sâu xa : để cho hoạt động của Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta, như thánh Phaolô trên đường Damas ; sống vững vàng theo thánh ý của Thiên Chúa ; giải phóng chúng ta khỏi tính ích kỷ bằng cách vượt qua bản năng thống trị người khác và bằng cách mở chúng ta ra cho đức ái của Chúa Kitô. Thời gian Mùa Chay là thời gian thuận tiện để nhìn nhận sự mỏng giòn của chúng ta, để đón nhận, xuyên qua một sự sửa đổi đời sống chân thành, Ân sủng đổi mới của Bí tích Sám Hối và dứt khoát tiến bước về Chúa Kitô.

Anh chị em thân mến, qua cuộc gặp gỡ cá nhân với Đấng Cứu Độ chúng ta và qua việc thực hành chay tịnh, bố thí và cầu nguyện, con đường hoán cải hướng đến lễ Phục Sinh dẫn chúng ta đến khám phá Phép Rửa của chúng ta cách mới mẻ. Vào thời gian Mùa Chay này, một lần nữa chúng ta hãy khám phá ra Ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta vào giây phút chúng ta chịu Phép Rửa, để nó chiếu sáng và hướng dẫn mọi hành động của chúng ta. Những gì mà Bí tích này có ý nghĩa và thể hiện, chúng ta được mời gọi sống nó ngày qua ngày, bằng việc bước theo Chúa Kitô cách luôn quảng đại và đích thực hơn. Trong cuộc hành trình này, chúng ta phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã sinh hạ Ngôi Lời Thiên Chúa trong đức tin và trong thân xác của mình, để, như Mẹ, dìm chúng ta vào cái chết và sự phục sinh của Con Mẹ là Chúa Giêsu và được sự sống đời đời.

Vatican, ngày 04 tháng 11 năm 2011

BÊNÊĐÍCTÔ XVI, MỤC TỬ CỦA CÁC MỤC TỬ


Lm. Võ Xuân Tiên chuyển ngữ theo bản tiếng Pháp



MESSAGE DE BENOÎT XVI POUR LE CARÊME 2011

ZF11022212 - 22-02-2011
Permalink: http://www.zenit.org/article-27066?l=french

Le baptême, rencontre avec le Christ

ROME, Mardi 22 février 2011 (ZENIT.org) - Le pape Benoît XVI propose un itinéraire de carême 2011 centré sur le sens du baptême comme rencontre avec le Christ.
« Par la rencontre personnelle avec notre Rédempteur et par la pratique du jeûne, de l'aumône et de la prière, le chemin de conversion vers Pâques nous conduit à découvrir d'une façon nouvelle notre Baptême », écrit le pape dans ce message présenté ce matin au Vatican et en date du 4 novembre.
Message de Benoît XVI
«Ensevelis avec le Christ lors du Baptême, vous en êtes aussi ressuscités avec lui» (Cf. Col 2, 12)
Chers Frères et Sœurs,
Le Carême, qui nous conduit à la célébration de la Pâques très Sainte, constitue pour l'Eglise un temps liturgique vraiment précieux et important. Aussi est-ce avec plaisir que je vous adresse ce message, afin que ce Carême puisse être vécu avec toute l'ardeur nécessaire. Dans l'attente de la rencontre définitive avec son Epoux lors de la Pâque éternelle, laCommunauté ecclésiale intensifie son chemin de purification dans l'esprit, par une prière assidue et une charité active, afin de puiser avec plus d'abondance, dans le Mystère de la Rédemption, la vie nouvelle qui est dans le Christ Seigneur (cf. Préface I de Carême).
1. Cette vie nous a déjà été transmise le jour de notre Baptême lorsque, «devenus participants de la mort et de la résurrection du Christ», nous avons commencé «l'aventure joyeuse et exaltante du disciple» (Homélie en la Fête du Baptême du Seigneur, 10 janvier 2010). Dans ses épîtres, Saint Paul insiste à plusieurs reprises sur la communion toute particulière avec le Fils de Dieu, qui se réalise au moment de l'immersion dans les eaux baptismales. Le fait que le Baptême soit reçu le plus souvent en bas-âge, nous indique clairement qu'il est un don de Dieu: Nul ne mérite la vie éternelle par ses propres forces. La miséricorde de Dieu, qui efface le péché et nous donne de vivre notre existence avec «les mêmes sentiments qui sont dans le Christ Jésus» (Ph 2,5), est communiquée à l'homme gratuitement.
Dans sa lettre aux Philippiens, l'Apôtre des Gentils nous éclaire sur le sens de la transformation qui s'effectue par la participation à la mort et à la résurrection du Christ, en nous indiquant le but poursuivi: «le connaître lui, avec la puissance de sa résurrection et la communion à ses souffrances, lui devenir conforme dans sa mort, afin de parvenir si possible à ressusciter d'entre les morts» (Ph 3, 10-11). Le Baptême n'est donc pas un rite du passé, il est la rencontre avec le Christ qui donne forme à l'existence toute entière du baptisé, lui transmet la vie divine et l'appelle à une conversion sincère, mue et soutenue par la Grâce, lui permettant ainsi de parvenir à la stature adulte du Christ.
Un lien spécifique unit le Baptême au Carême en tant que période favorable pour expérimenter la grâce qui sauve. Les Pères du Concile Vatican II ont lancé un appel à tous les Pasteurs de l'Eglise pour que soient «employés plus abondamment les éléments baptismaux de la liturgie quadragésimale» (Const. Sacrosanctum Concilium, 109). En effet, dès ses origines, l'Eglise a uni la Veillée Pascale et la célébration du Baptême: dans ce sacrement s'accomplit le grand Mystère où l'homme meurt au péché, devient participant de la vie nouvelle dans le Christ ressuscité, et reçoit ce même Esprit de Dieu qui a ressuscité Jésus d'entre les morts (cf. Rm 8,11). Ce don gratuit doit être constamment ravivé en chacun de nous, et le Carême nous offre un parcours analogue à celui du catéchuménat qui, pour les chrétiens de l'Eglise primitive comme pour ceux d'aujourd'hui, est un lieu d'apprentissage indispensable de foi et de vie chrétienne: ils vivent vraiment leur Baptême comme un acte décisif pour toute leur existence.
2. Pour emprunter sérieusement le chemin vers Pâques et nous préparer à célébrer la Résurrection du Seigneur - qui est la fête la plus joyeuse et solennelle de l'année liturgique -, qu'est-ce qui pourrait être le plus adapté si ce n'est de nous laisser guider par la Parole de Dieu? C'est pourquoi l'Eglise, à travers les textes évangéliques proclamés lors des dimanches de Carême, nous conduit-elle à une rencontre particulièrement profonde avec le Seigneur, nous faisant parcourir à nouveau les étapes de l'initiation chrétienne: pour les catéchumènes en vue de recevoir le sacrement de la nouvelle naissance; pour ceux qui sont déjà baptisés, en vue d'opérer de nouveaux pas décisifs à la suite du Christ, dans un don plus plénier.
Le premier dimanche de l'itinéraire quadragésimal éclaire notre condition terrestre. Le combat victorieux de Jésus sur les tentations qui inaugure le temps de sa mission, est un appel à prendre conscience de notre fragilité pour accueillir la Grâce qui nous libère du péché et nous fortifie d'une façon nouvelle dans le Christ, chemin, vérité et vie (cf. Ordo Initiationis Christianae Adultorum, n. 25). C'est une invitation pressante à nous rappeler, à l'exemple du Christ et en union avec lui, que la foi chrétienne implique une lutte contre les «Puissances de ce monde de ténèbres» (Ep 6,12) où le démon est à l'œuvre et ne cesse, même de nos jours, de tenter tout homme qui veut s'approcher du Seigneur: le Christ sort vainqueur de cette lutte, également pour ouvrir notre cœur à l'espérance et nous conduire à la victoire sur les séductions du mal.
L'évangile de la Transfiguration du Seigneur nous fait contempler la gloire du Christ qui anticipe la résurrection et annonce la divinisation de l'homme. La communauté chrétienne découvre qu'à la suite des apôtres Pierre, Jacques et Jean, elle est conduite «dans un lieu à part, sur une haute montagne» (Mt 17,1) afin d'accueillir d'une façon nouvelle, dans le Christ, en tant que fils dans le Fils, le don de la Grâce de Dieu: «Celui-ci est mon Fils bien-aimé, qui a toute ma faveur, écoutez-le» (v.5). Ces paroles nous invitent à quitter la rumeur du quotidien pour nous plonger dans la présence de Dieu: Il veut nous transmettre chaque jour une Parole qui nous pénètre au plus profond de l'esprit, là où elle discerne le bien et le mal (cf. He 4,12) et affermit notre volonté de suivre le Seigneur.
«Donne-moi à boire» (Jn 4,7). Cette demande de Jésus à la Samaritaine, qui nous est rapportée dans la liturgie du troisième dimanche, exprime la passion de Dieu pour tout homme et veut susciter en notre cœur le désir du don de «l'eau jaillissant en vie éternelle» (v.14): C'est le don de l'Esprit Saint qui fait des chrétiens de «vrais adorateurs», capables de prier le Père «en esprit et en vérité» (v.23). Seule cette eau peut assouvir notre soif de bien, de vérité et de beauté! Seule cette eau, qui nous est donnée par le Fils, peut irriguer les déserts de l'âme inquiète et insatisfaite «tant qu'elle ne repose en Dieu», selon la célèbre expression de saint Augustin.
Le dimanche de l'aveugle-né nous présente le Christ comme la lumière du monde. L'Evangile interpelle chacun de nous: «Crois-tu au Fils de l'homme?» «Oui, je crois Seigneur!» (Jn 9, 35-38), répond joyeusement l'aveugle-né qui parle au nom de tout croyant. Le miracle de cette guérison est le signe que le Christ, en rendant la vue, veut ouvrir également notre regard intérieur afin que notre foi soit de plus en plus profonde et que nous puissions reconnaître en lui notre unique Sauveur. Le Christ illumine toutes les ténèbres de la vie et donne à l'homme de vivre en «enfant de lumière».
Lorsque l'évangile du cinquième dimanche proclame la résurrection de Lazare, nous nous trouvons face au mystère ultime de notre existence: «Je suis la résurrection et la vie... le crois-tu?» (Jn 11, 25-26). A la suite de Marthe, le temps est venu pour la communauté chrétienne de placer, à nouveau et en conscience, toute son espérance en Jésus de Nazareth: «Oui Seigneur, je crois que tu es le Christ, le Fils de Dieu, qui vient dans le monde» (v.27). La communion avec le Christ, en cette vie, nous prépare à franchir l'obstacle de la mort pour vivre éternellement en Lui. La foi en la résurrection des morts et l'espérance en la vie éternelle ouvrent notre intelligence au sens ultime de notre existence: Dieu a créé l'homme pour la résurrection et la vie; cette vérité confère une dimension authentique et définitive à l'histoire humaine, à l'existence personnelle, à la vie sociale, à la culture, à la politique, à l'économie. Privé de la lumière de la foi, l'univers entier périt, prisonnier d'un sépulcre sans avenir ni espérance.
Le parcours du Carême trouve son achèvement dans le Triduum Pascal, plus particulièrement dans la Grande Vigile de la Nuit Sainte: en renouvelant les promesses du Baptême, nous proclamons à nouveau que le Christ est le Seigneur de notre vie, de cette vie que Dieu nous a donnée lorsque nous sommes renés «de l'eau et de l'Esprit Saint», et nous réaffirmons notre ferme propos de correspondre à l'action de la Grâce pour être ses disciples.
3. Notre immersion dans la mort et la résurrection du Christ, par le sacrement du Baptême, nous pousse chaque jour à libérer notre cœur du poids des choses matérielles, du lien égoïste avec la «terre», qui nous appauvrit et nous empêche d'être disponibles et accueillants à Dieu et au prochain. Dans le Christ, Dieu s'est révélé Amour (cf. 1 Jn 4,7-10). La Croix du Christ, le «langage de la Croix» manifeste la puissance salvifique de Dieu (cf. 1 Cor 1,18) qui se donne pour relever l'homme et le conduire au salut: il s'agit de la forme la plus radicale de l'amour (cf. Enc. Deus caritas est, 12). Par la pratique traditionnelle du jeûne, de l'aumône et de la prière, signes de notre volonté de conversion, le Carême nous apprend à vivre de façon toujours plus radicale l'amour du Christ. Le jeûne, qui peut avoir des motivations diverses, a pour le chrétien une signification profondément religieuse: en appauvrissant notre table, nous apprenons à vaincre notre égoïsme pour vivre la logique du don et de l'amour; en acceptant la privation de quelque chose - qui ne soit pas seulement du superflu -, nous apprenons à détourner notre regard de notre «moi» pour découvrir Quelqu'un à côté de nous et reconnaître Dieu sur le visage de tant de nos frères. Pour le chrétien, la pratique du jeûne n'a rien d'intimiste, mais ouvre tellement à Dieu et à la détresse des hommes; elle fait en sorte que l'amour pour Dieu devienne aussi amour pour le prochain (cf. Mc 12,31).
Sur notre chemin, nous nous heurtons également à la tentation de la possession, de l'amour de l'argent, qui s'oppose à la primauté de Dieu dans notre vie. L'avidité de la possession engendre la violence, la prévarication et la mort; c'est pour cela que l'Eglise, spécialement en temps de Carême, appelle à la pratique de l'aumône, c'est à dire au partage. L'idolâtrie des biens, au contraire, non seulement nous sépare des autres mais vide la personne humaine en la laissant malheureuse, en lui mentant et en la trompant sans réaliser ce qu'elle lui promet, puisqu'elle substitue les biens matériels à Dieu, l'unique source de vie. Comment pourrions-nous donc comprendre la bonté paternelle de Dieu si notre cœur est plein de lui-même et de nos projets qui donnent l'illusion de pouvoir assurer notre avenir? La tentation consiste à penser comme le riche de la parabole: «Mon âme, tu as quantité de biens en réserve pour de nombreuses années...». Nous savons ce que répond le Seigneur: «Insensé, cette nuit même, on va te redemander ton âme...» (Lc 19,19-20). La pratique de l'aumône nous ramène à la primauté de Dieu et à l'attention envers l'autre, elle nous fait découvrir à nouveau la bonté du Père et recevoir sa miséricorde.
Pendant toute la période du Carême, l'Eglise nous offre avec grande abondance la Parole de Dieu. En la méditant et en l'intériorisant pour l'incarner au quotidien, nous découvrons une forme de prière qui est précieuse et irremplaçable. En effet l'écoute attentive de Dieu qui parle sans cesse à notre cœur, nourrit le chemin de foi que nous avons commencé le jour de notre Baptême. La prière nous permet également d'entrer dans une nouvelle perception du temps: Sans la perspective de l'éternité et de la transcendance, en effet, le temps n'est qu'une cadence qui rythme nos pas vers un horizon sans avenir. En priant, au contraire, nous prenons du temps pour Dieu, pour découvrir que ses «paroles ne passeront pas» (Mc 13,31), pour entrer en cette communion intime avec Lui «que personne ne pourra nous enlever» (cf. Jn 16,22), qui nous ouvre à l'espérance qui ne déçoit pas, à la vie éternelle.
En résumé, le parcours du Carême, où nous sommes invités à contempler le mystère de la Croix, consiste à nous rendre «conformes au Christ dans sa mort» (Ph 3,10), pour opérer une profonde conversion de notre vie: nous laisser transformer par l'action de l'Esprit Saint, comme saint Paul sur le chemin de Damas; mener fermement notre existence selon la volonté de Dieu; nous libérer de notre égoïsme en dépassant l'instinct de domination des autres et en nous ouvrant à la charité du Christ. La période du Carême est un temps favorable pour reconnaître notre fragilité, pour accueillir, à travers une sincère révision de vie, la Grâce rénovatrice du Sacrement de Pénitence et marcher résolument vers le Christ.
Chers Frères et Sœurs, par la rencontre personnelle avec notre Rédempteur et par la pratique du jeûne, de l'aumône et de la prière, le chemin de conversion vers Pâques nous conduit à découvrir d'une façon nouvelle notre Baptême. Accueillons à nouveau, en ce temps de Carême, la Grâce que Dieu nous a donnée au moment de notre Baptême, afin qu'elle illumine et guide toutes nos actions. Ce que ce Sacrement signifie et réalise, nous sommes appelés à le vivre jour après jour, en suivant le Christ avec toujours plus de générosité et d'authenticité. En ce cheminement, nous nous confions à la Vierge Marie qui a enfanté le Verbe de Dieu dans sa foi et dans sa chair, pour nous plonger comme Elle dans la mort et la résurrection de son Fils Jésus et avoir la vie éternelle.
Du Vatican, le 4 novembre 2010
BENEDICTUS PP XVI


MESSAGE OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI FOR LENT 2011

“You were buried with him in baptism,
in which you were also raised with him.” (cf. Col 2: 12)

Dear Brothers and Sisters,

The Lenten period, which leads us to the celebration of Holy Easter, is for the Church a most valuable and important liturgical time, in view of which I am pleased to offer a specific word in order that it may be lived with due diligence. As she awaits the definitive encounter with her Spouse in the eternal Easter, the Church community, assiduous in prayer and charitable works, intensifies her journey in purifying the spirit, so as to draw more abundantly from the Mystery of Redemption the new life in Christ the Lord (cf. Preface I of Lent).

1. This very life was already bestowed upon us on the day of our Baptism, when we “become sharers in Christ’s death and Resurrection”, and there began for us “the joyful and exulting adventure of his disciples” (Homily on the Feast of the Baptism of the Lord, 10 January, 2010). In his Letters, St. Paul repeatedly insists on the singular communion with the Son of God that this washing brings about. The fact that, in most cases, Baptism is received in infancy highlights how it is a gift of God: no one earns eternal life through their own efforts. The mercy of God, which cancels sin and, at the same time, allows us to experience in our lives “the mind of Christ Jesus” (Phil 2: 5), is given to men and women freely. The Apostle to the Gentiles, in the Letter to the Philippians, expresses the meaning of the transformation that takes place through participation in the death and resurrection of Christ, pointing to its goal: that “I may come to know him and the power of his resurrection, and partake of his sufferings by being molded to the pattern of his death, striving towards the goal of resurrection from the dead” (Phil 3: 10-11). Hence, Baptism is not a rite from the past, but the encounter with Christ, which informs the entire existence of the baptized, imparting divine life and calling for sincere conversion; initiated and supported by Grace, it permits the baptized to reach the adult stature of Christ.

A particular connection binds Baptism to Lent as the favorable time to experience this saving Grace. The Fathers of the Second Vatican Council exhorted all of the Church’s Pastors to make greater use “of the baptismal features proper to the Lenten liturgy” (Constitution on the Sacred Liturgy Sacrosanctum concilium, n. 109). In fact, the Church has always associated the Easter Vigil with the celebration of Baptism: this Sacrament realizes the great mystery in which man dies to sin, is made a sharer in the new life of the Risen Christ and receives the same Spirit of God who raised Jesus from the dead (cf. Rm 8: 11). This free gift must always be rekindled in each one of us, and Lent offers us a path like that of the catechumenate, which, for the Christians of the early Church, just as for catechumens today, is an irreplaceable school of faith and Christian life. Truly, they live their Baptism as an act that shapes their entire existence.

2. In order to undertake more seriously our journey towards Easter and prepare ourselves to celebrate the Resurrection of the Lord – the most joyous and solemn feast of the entire liturgical year – what could be more appropriate than allowing ourselves to be guided by the Word of God? For this reason, the Church, in the Gospel texts of the Sundays of Lent, leads us to a particularly intense encounter with the Lord, calling us to retrace the steps of Christian initiation: for catechumens, in preparation for receiving the Sacrament of rebirth; for the baptized, in light of the new and decisive steps to be taken in the sequela Christi and a fuller giving of oneself to him.

The First Sunday of the Lenten journey reveals our condition as human beings here on earth. The victorious battle against temptation, the starting point of Jesus’ mission, is an invitation to become aware of our own fragility in order to accept the Grace that frees from sin and infuses new strength in Christ – the way, the truth and the life (cf. Ordo Initiationis Christianae Adultorum, n. 25). It is a powerful reminder that Christian faith implies, following the example of Jesus and in union with him, a battle “against the ruling forces who are masters of the darkness in this world” (Eph 6: 12), in which the devil is at work and never tires – even today – of tempting whoever wishes to draw close to the Lord: Christ emerges victorious to open also our hearts to hope and guide us in overcoming the seductions of evil.

The Gospel of the Transfiguration of the Lord puts before our eyes the glory of Christ, which anticipates the resurrection and announces the divinization of man. The Christian community becomes aware that Jesus leads it, like the Apostles Peter, James and John “up a high mountain by themselves” (Mt 17: 1), to receive once again in Christ, as sons and daughters in the Son, the gift of the Grace of God: “This is my Son, the Beloved; he enjoys my favor. Listen to him” (Mt 17: 5). It is the invitation to take a distance from the noisiness of everyday life in order to immerse oneself in God’s presence. He desires to hand down to us, each day, a Word that penetrates the depths of our spirit, where we discern good from evil (cf. Heb 4:12), reinforcing our will to follow the Lord.

The question that Jesus puts to the Samaritan woman: “Give me a drink” (Jn 4: 7), is presented to us in the liturgy of the third Sunday; it expresses the passion of God for every man and woman, and wishes to awaken in our hearts the desire for the gift of “a spring of water within, welling up for eternal life” (Jn 4: 14): this is the gift of the Holy Spirit, who transforms Christians into “true worshipers,” capable of praying to the Father “in spirit and truth” (Jn 4: 23). Only this water can extinguish our thirst for goodness, truth and beauty! Only this water, given to us by the Son, can irrigate the deserts of our restless and unsatisfied soul, until it “finds rest in God”, as per the famous words of St. Augustine.

The Sunday of the man born blind presents Christ as the light of the world. The Gospel confronts each one of us with the question: “Do you believe in the Son of man?” “Lord, I believe!” (Jn 9: 35. 38), the man born blind joyfully exclaims, giving voice to all believers. The miracle of this healing is a sign that Christ wants not only to give us sight, but also open our interior vision, so that our faith may become ever deeper and we may recognize him as our only Savior. He illuminates all that is dark in life and leads men and women to live as “children of the light”.

On the fifth Sunday, when the resurrection of Lazarus is proclaimed, we are faced with the ultimate mystery of our existence: “I am the resurrection and the life… Do you believe this?” (Jn 11: 25-26). For the Christian community, it is the moment to place with sincerity – together with Martha – all of our hopes in Jesus of Nazareth: “Yes, Lord, I believe that you are the Christ, the Son of God, the one who was to come into this world” (Jn 11: 27). Communion with Christ in this life prepares us to overcome the barrier of death, so that we may live eternally with him. Faith in the resurrection of the dead and hope in eternal life open our eyes to the ultimate meaning of our existence: God created men and women for resurrection and life, and this truth gives an authentic and definitive meaning to human history, to the personal and social lives of men and women, to culture, politics and the economy. Without the light of faith, the entire universe finishes shut within a tomb devoid of any future, any hope.

The Lenten journey finds its fulfillment in the Paschal Triduum, especially in the Great Vigil of the Holy Night: renewing our baptismal promises, we reaffirm that Christ is the Lord of our life, that life which God bestowed upon us when we were reborn of “water and Holy Spirit”, and we profess again our firm commitment to respond to the action of the Grace in order to be his disciples.

3. By immersing ourselves into the death and resurrection of Christ through the Sacrament of Baptism, we are moved to free our hearts every day from the burden of material things, from a self-centered relationship with the “world” that impoverishes us and prevents us from being available and open to God and our neighbor. In Christ, God revealed himself as Love (cf. 1Jn 4: 7-10). The Cross of Christ, the “word of the Cross”, manifests God’s saving power (cf. 1Cor 1: 18), that is given to raise men and women anew and bring them salvation: it is love in its most extreme form (cf. Encyclical Deus caritas est, n. 12). Through the traditional practices of fasting, almsgiving and prayer, which are an expression of our commitment to conversion, Lent teaches us how to live the love of Christ in an ever more radical way. Fasting, which can have various motivations, takes on a profoundly religious significance for the Christian: by rendering our table poorer, we learn to overcome selfishness in order to live in the logic of gift and love; by bearing some form of deprivation – and not just what is in excess – we learn to look away from our “ego”, to discover Someone close to us and to recognize God in the face of so many brothers and sisters. For Christians, fasting, far from being depressing, opens us ever more to God and to the needs of others, thus allowing love of God to become also love of our neighbor (cf. Mk 12: 31).

In our journey, we are often faced with the temptation of accumulating and love of money that undermine God’s primacy in our lives. The greed of possession leads to violence, exploitation and death; for this, the Church, especially during the Lenten period, reminds us to practice almsgiving – which is the capacity to share. The idolatry of goods, on the other hand, not only causes us to drift away from others, but divests man, making him unhappy, deceiving him, deluding him without fulfilling its promises, since it puts materialistic goods in the place of God, the only source of life. How can we understand God’s paternal goodness, if our heart is full of egoism and our own projects, deceiving us that our future is guaranteed? The temptation is to think, just like the rich man in the parable: “My soul, you have plenty of good things laid by for many years to come…”. We are all aware of the Lord’s judgment: “Fool! This very night the demand will be made for your soul…” (Lk 12: 19-20). The practice of almsgiving is a reminder of God’s primacy and turns our attention towards others, so that we may rediscover how good our Father is, and receive his mercy.

During the entire Lenten period, the Church offers us God’s Word with particular abundance. By meditating and internalizing the Word in order to live it every day, we learn a precious and irreplaceable form of prayer; by attentively listening to God, who continues to speak to our hearts, we nourish the itinerary of faith initiated on the day of our Baptism. Prayer also allows us to gain a new concept of time: without the perspective of eternity and transcendence, in fact, time simply directs our steps towards a horizon without a future. Instead, when we pray, we find time for God, to understand that his “words will not pass away” (cf. Mk 13: 31), to enter into that intimate communion with Him “that no one shall take from you” (Jn 16: 22), opening us to the hope that does not disappoint, eternal life.

In synthesis, the Lenten journey, in which we are invited to contemplate the Mystery of the Cross, is meant to reproduce within us “the pattern of his death” (Ph 3: 10), so as to effect a deep conversion in our lives; that we may be transformed by the action of the Holy Spirit, like St. Paul on the road to Damascus; that we may firmly orient our existence according to the will of God; that we may be freed of our egoism, overcoming the instinct to dominate others and opening us to the love of Christ. The Lenten period is a favorable time to recognize our weakness and to accept, through a sincere inventory of our life, the renewing Grace of the Sacrament of Penance, and walk resolutely towards Christ.

Dear Brothers and Sisters, through the personal encounter with our Redeemer and through fasting, almsgiving and prayer, the journey of conversion towards Easter leads us to rediscover our Baptism. This Lent, let us renew our acceptance of the Grace that God bestowed upon us at that moment, so that it may illuminate and guide all of our actions. What the Sacrament signifies and realizes, we are called to experience every day by following Christ in an ever more generous and authentic manner. In this our itinerary, let us entrust ourselves to the Virgin Mary, who generated the Word of God in faith and in the flesh, so that we may immerse ourselves – just as she did – in the death and resurrection of her Son Jesus, and possess eternal life.

From the Vatican, 4 November, 2010

BENEDICTUS PP. XVI


nguyenthuong.ctxl.photodays@picasaweb.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét