Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

TANG LỄ STEVE JOBS - SÁNG LẬP APPLE



Năm 2005, khi Jobs được trường đại học Stanford mời đến tham gia buổi lễ phát bằng và có bài phát biểu, tại đây, Jobs đã có những câu nói khiến người nghe không thể không suy nghĩ và tạo động lực cho không ít sinh viên mới ra trường năm đó.

Hãy luôn sống khao khát, hãy luôn sống dại khờ” (Stay Hungry, stay foolish): đây được xem là câu nói bất hủ của Jobs, vì theo ông, chỉ có như vậy mới có thể tạo nên sự sáng tạo, mới làm thay đổi được cuộc sống.

“Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Không ngừng lại. Hãy hướng trái tim mình với tất cả mọi vấn đề, bạn sẽ biết khi nào tìm thấy nó. Và, giống như 1 mối quan hệ tuyệt vời, nó chỉ trở nên tốt hơn sau nhiều năm đã trải qua” - Jobs nhấn mạnh sự cố gắng, nỗ lực và sẽ được đền đáp.
“Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu trích dẫn: “Nếu bạn sống mỗi ngày như đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó, điều này chắc chắn sẽ đúng”. Nó đã thực sự tạo ấn tượng với tôi, và kể từ đó, 33 năm qua, tôi đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, thì tôi có làm những điều mà tôi đã muốn làm trong ngày hôm nay?”. Và bất cứ khi nào câu trả lời sẽ là: “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết là tôi cần phải thay đổi nhiều thứ” - Câu nói này cho thấy sự quyết tâm, ngay cả trong những suy nghĩ của Jobs.

“Thời gian của bạn có hạn, do đó, đừng nên lãng phí nó vì cuộc sống của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi những giáo điều, đó là sống vì những suy nghĩ của người khác. Đừng để tiếng ồn của các ý kiến khác làm lấn át đi tiếng nói của chính bạn. Và điều quan trọng nhất, có can đảm để sống theo trái tim và trực giác của chính mình. Chính trái tim và trực giác mới là thứ biết được bạn muốn gì và bạn sẽ trở thành thế nào. Mọi thứ còn lại, chỉ là thứ yếu”

Toàn thể bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford, 1 trong những hình ảnh khó quên nhất của Steve Jobs:


“Đây là một trong những câu thần chú của tôi: tập trung và đơn giản. Đơn giản đôi khi lại khó khăn hơn phức tạp. Bạn có thể làm việc chăm chỉ để có được suy nghĩ một cách đơn giản. Nhưng nó lại mang đến những giá trị cuối cùng. Khi đạt được điều đó, bạn có thể di chuyển cả 1 quả núi” - Câu nói trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí BusinessWork vào năm 1998.

“Mô hình cho kinh doanh của tôi là ban nhạc The Beatles: Họ là 4 chàng trai đã tạo nên sự cân bằng cho nhau, tạo nên sự nổi tiếng cho lẫn nhau. Với tôi, tổng số là quan trọng hơn so với những phần rời rạc” - Nhận định của Jobs về tầm quan trọng của tập thể trong bài phỏng vấn với tạp chí 60 minutesvào năm 2008.

Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học Stanford năm 2005
Với cá tính mạnh mẽ, dám nghĩ khác và làm khác của mình, Steve Jobs đã trở thành một trong những người thành công nhất trong lịch sử công nghệ

Trong bài phỏng vấn với Fortunes vào năm 2008, Jobs nói: “Chúng ta không có cơ hội để làm nhiều thứ, tuy nhiên, mọi con người đều rất tuyệt vời. Vì đó là cuộc sống của chúng ta”

Trước đó, trong bài phỏng vấn với New York Times năm 2003, Jobs đã từng nói: “Thiết kế không chỉ là chúng sẽ trông như thế nào, mà thiết kế phải là chúng làm việc ra sao”.

Và cuối cùng, xin mượn 2 câu nói của chính ông, để bày tỏ sự tiếc thương với cuộc đời ngắn ngũi nhưng vô giá của Jobs vì những đóng góp của ông cho cả thế giới:

“Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể thoát khỏi nó. Và cái chết có khả năng như là phát minh duy nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để làm đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Đó hoàn toàn là sự thật”.

“Trở thành người giàu nhất thế giới trong nghĩa trang không có gì là quan trọng đối với tôi. Đi ngủ vào ban đêm và nghĩ rằng mình đã làm được 1 cái gì đó thật tuyệt vời… điều đó mới quan trọng đối với tôi”.

Tạm biệt Steve Jobs, 1 tượng đài, 1 con người vĩ đại.

 Thu Thủy
Vincente Nguyễn Viết Thương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét