Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

                         ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ 
            ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II


Tóm Tắt: 
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tên thật là KarolJoseF Wojtyla chào đời ngày 18/05/1920 tại Wadowice, Ba Lan (Poland), trong một gia đình đạo hạnh.
- Chịu Phép rửa tội ngày 20/6/1920. Ngài lớn lên với cha mẹ ngài ở Rynek. Sau đó gia đình dọn tới Krak Via Tyniecka.
- Ngài rước lễ lần đầu lúc 9 tuổi và lãnh phép Thêm Sức lúc 18 tuổi.
- Thụ phong linh mục năm 1946 tại Krakow lúc 26 tuổi.
- Làm Giám mục năm 1958 tại nhà thờ chính tòa Wavel lúc 38 tuổi.
- Làm Tổng Giám mục Krakow năm 1964, lúc 46 tuổi
- Được phong làm Hồng Y do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vào năm 1967, lúc 47 tuổi.
- Được bầu làm vị Giáo hoàng thứ 246 ngày 16/10/1978 lúc 5:15 chiều là vị thứ 263 kế vị Thánh Phêrô ở tuổi 58.

Gia đình:
- Cha là Karol Wojtyla là đại uý trong quân đội Ba lan, qua đời năm 1941
- Mẹ là Emilia Kaczorowska, qua đời năm 1929 lúc Ngài mới 9 tuổi
- Anh là Edmund qua đời năm 1932 lúc Ngài được 12 tuổi

Năm 1926, Ngài vào tiểu học và rồi lên trung học Marcin Wadowita, trong những năm tại đây Ngài đã đoạt điểm rất cao và làm chủ tịch Hội tông đồ Đức Mẹ.
Năm 1934, Ngài đã bước vào sự nghiệp sân khấu với diễn xuất lần đầu ở Wadowice, và vào năm 1939, Ngài làm việc cho "Phòng thâu 38", một nhóm sân khấu điện ảnh khảo nghiệm của Tadeusz Kudlinski trong lúc theo học tại Đại học Jagellonian. Người thanh niên trẻ Karol tận hiến đời cho Mẹ Maria khi Ngài muốn trở thành một minh tinh màn ảnh. Sau khi vừa tận hiến, thì một tư tưởng đến trong đầu Karol: "Tôi muốn là một linh mục"... nhưng suy nghĩ Ngài lại không muốn là một linh mục mà muốn trở thành một minh tinh màn ảnh, thế nhưng ý tưởng trở thành linh mục cứ hiện lên trong trí và rồi sau này, Ngài đã trở thành một linh mục thật!

Khi thế chiến thứ hai lan tràn Âu Châu, thanh niên tuấn tú Karol Wojtyla đang "dùi mài kinh sử" tại Đại Chủng viện ở Kraków vào năm 1942, được lén lút tổ chức dưới hầm tòa Giám mục. Ban ngày các chủng sinh bị xung công đi "lao động là vinh quang" trong một hầm đá; tối về học dưới ngọn đèn cháy leo lét, mù mờ.
Một hôm vào tháng 2 năm 1944, sau giờ "đục đá" trở về, Karol bị một chiếc xe nhà binh Đức đụng phải, rồi bỏ chạy. Karol ngã lăn ra, bất tỉnh bên vệ đường. Một phụ nữ, không biết từ đâu chạy đến, đã làm công việc người Samaritan nhân hậu: Karol được bà đỡ dậy và dìu vào nhà thương cấp cứu. Nhờ đó, Karol được cứu sống.
Khi ra khỏi bệnh viện, Karol đã cố gắng đi tìm ân nhân ấy để cám ơn, nhưng không gặp được bà. Các bác sĩ cho biết người đàn bà đó có những nét phụ nữ Do Thái. Phải chăng rồi, bà đã bị hốt đi và đưa vào lò thiêu sinh cùng với trên 6 triệu người Do Thái đồng hương?  Sau này lên ngôi Giáo Hoàng, chính ngài đã kể lại câu chuyện hi hữu và tuyên bố: "Tôi mong được gặp lại người đàn bà đã cứu sống tôi và hôn tay bà để tri ân". Nhân câu chuyện "lịch sử" ấy, hồi đầu, một tờ báo thiên tả của Ý đã xuyên tạc cho rằng, Tân Giáo Hoàng đã có "bồ"!
Năm 1945 Quân đội Nga giải phóng Krakow khỏi ách thống trị của Đức Quốc xã và rồi Balan trở thành một quốc gia cộng sản.
Karol Wojtyla lãnh nhận thừa tác vụ linh mục năm 1946, và rồi đậu tiến sĩ Thần học tại Đại học Angelicum ở Rôma với đề tài luận án tiến sĩ "Những trở ngại của đức tin trong những việc làm của thánh Gioan Thánh giá".
Sau đó, từ 1948 đến 1951, ngài đã phục vụ như một linh mục xứ ở Kraków; đoạn trải qua một năm tu nghiệp Triết tại Đại học Jagiellonian. Từ 1952 đến 1958, Karol Wojtyla được bổ nhiệm làm giáo sư Luân lý tại Đại học CG Lublin và làm tuyên úy sinh viên.
Năm 1958 linh mục "trẻ tuổi tài cao" đã được tấn phong Giám mục phụ tá, rồi Tổng Giám mục Giáo phận Cracovie, và năm 1967, được cố Giáo Hoàng Phaolô VI vinh thăng Hồng y (Cardinal). Ngài đã tham dự Công đồng Vatican II năm 1963 và đã đóng góp vào nhiều tài liệu, một trong những tài liệu sau này trở thành Tuyên ngôn Tự do tôn giáo.
Cùng với hàng Giám mục Ba Lan, nhất là với Hồng y Wyszynski, ngài phải đương đầu với chế độ cộng sản áp đặt trên hơn 85% người Công giáo Ba Lan, để bênh vực đức tin và quyền tự do của con người. Hai mục tiêu ấy, ngài càng mạnh mẽ tiếp tục sau khi lên bậc Giáo Hoàng.
Ngày 22-10-1978, lần đầu tiên ra mắt với công chúng trước tiền đường Thánh Phêrô, tân Giáo Hoàng đã xác quyết tuyên bố (Mt 14:27): "Đừng sợ!"

"Duc in altum" - "Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới".

Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã thổi vào Giáo hội một nguồn sinh lực mới theo tinh thần Công đồng Vaticanô II. Chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, ngài đã lên đường "đi tìm anh em" trong các đoàn chiên khắp thế giới. Đức Giáo Hoàng đã thực hiện tất cả trên 100 chuyến tông du đến 129 quốc gia trên thế giới. Ngài được xem là một trong những vị Giáo hoàng tông du nhiều nhất, phong thánh nhiều nhất. Đến đâu, Giáo Hoàng cũng "củng cố đức tin của anh em", lôi kéo rất nhiều người, khởi động sự chú ý đặc biệt của quần chúng đến sự hữu hình và vai trò của Giáo hội.

MƯU SÁT

BIẾN CỐ FATIMA VÀ ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II
Ngày 13/5/1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị một thanh niên người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Agca 23 tuổi ám sát hụt tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Mehmet Ali Agca đã bắn 4 phát súng 9mm về phía Đức Thánh Cha lúc đó đang đứng chào dân chúng và Ngài đã ngã ra phía sau. Viên đạn thứ nhất trúng bụng, viên thứ 2 trúng tay trái, viên thứ 3 trúng ngực một bà Mỹ 60 tuổi, và viên thứ 4 trúng tay người phụ nữ Jamaica 21 tuổi. Lý do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Mehmet Ali Agca, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1958, đã bị kết án tù chung thân về tội mưu sát ÐTC Gioan Phaolô II.
Trong Đại Năm Thánh 2000, ĐTC đã xin tổng thống Ý tha cho người sát hại Ngài, và Ali Agca sau 20 năm trong tù đã được Ý trao trả cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2001, và tiếp tục ở tù ở quốc gia của mình vì tội sát hại một vị giám đốc nhật báo vào năm 1979.  Ngài đã vào tù thăm người đã bắn Ngài và đã tha thứ cho anh. Ali Agca có lẽ đã cảm kích cử chỉ của Đức Thánh Cha nên đã quỳ xuống hôn tay Ngài cách trân trọng.
Chính anh Ali Agca người đã bắn những cú chí tử vào Ðức Gioan Phaolô II, đã  hết sức ngạc nhiên, tại sao bị thương như vậy, mà ÐTC đã không chết. Việc ÐTC không chết, là vì có bàn tay Ðức Mẹ Fatima. Chính ÐTC đã công nhận như vậy và ngày 12-13/05/1982, ngài đã đến Fatima hành hương, để tạ ơn Ðức Mẹ và tuyên bố rõ ràng: "Ðức Mẹ Maria đã cứu sống tôi".
Ðể ghi nhớ muôn đời, một trong các viên đạn được lấy ra lúc giải phẫu cho ÐTC,  tại Bệnh viện Bách Khoa Gemelli ở Roma, đã được ghép vào triều thiên của Ðức Mẹ tại Ðền Thánh Fatima trong dịp ÐTC đến hành hương tạ ơn 13/05/1982. Trong cuộc hành hương Năm Thánh 2000, ÐTC còn để lại một kỷ niệm khác nữa: đặt dưới chân Mẹ chiếc nhẫn Giám mục quí giá, do Ðức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, Giáo chủ Ba lan và TGM Varsovie, tặng cho ngài khi được bầu làm Giáo Hoàng (16/10/1978).  Còn chiếc giây lưng trắng bị đẩm máu trong vụ mưu sát tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 17giờ 10 phút ngày 13/05/1981, đã được để lại làm kỷ niệm tại Czestochowa, Ðền Thánh quốc gia Ba lan, nơi ÐTC đã đến hành hương nhiều lần trong những năm sinh sống tại Ba lan và cả sau khi đã làm Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã cho phổ biến chuỗi Mân Côi thứ 4, tức Chuỗi Sự Sáng thêm vào 3 chuỗi Mân Côi đã có từ lâu, có lẽ cũng xuất phát từ lòng tri ân Mẹ.
Cuộc điều tra sau đó cho thấy kẻ sát nhân đã "ra tay" do một đường dây mật vụ cộng sản, vì ảnh hưởng của nhà lãnh đạo tinh thần [cho hơn một tỉ tín hữu trên toàn cầu] quá lớn lao, trong công cuộc giải phóng quốc gia Ba Lan và Đông Âu nói chung. Vì thương yêu dân tộc mình, ngài đã từng tuyên bố: "Tôi sẽ từ chức, về nước để đồng cam cùng khổ với dân chúng Ba Lan". (Carl Bernstein, TIME, số đề ngày 24-2-1992).
Mới đây, Nhật báo Corriere della Sera xuất bản ở Ý cho biết  chính quyền Đức hiện nay đã tìm thấy hồ sơ ám sát ĐGH tại sở mật vụ của cộng sản Đông Đức ngày xưa. Và nội dung hồ sơ cho thấy mật vụ KGB của cộng sản Nga đã ra lệnh lệnh cho nhân viên tình báo của Bulgaria thi hành âm mưu ám sát ĐGH.

Cũng theo tờ Corriere della Sera, sở mật vụ Đông Đức có tên là Stasi được Nga trao cho trách nhiệm phối hợp công tác và sau khi thi hành thủ đoạn, mật vụ Đông Đức có nhiệm vụ phi tang tất cả những âm mưu cộng sản Nga đã dàn dựng để ám sát ĐGH.

Tài liệu cho thấy, sở mật vụ Bulgaria nhận lệnh từ KGB nhưng muốn phủi tay, nên trao nhiệm vụ ám sát ĐGH cho những kẻ quá khích ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có Mehmet Ali Agca là người đã bắn Đức Giáo Hoàng tại quảng trường Thánh Phê rô vào ngày 13/05/1981. Hung thủ bắn ĐGH là Ali Agca, hiện giờ còn đang bị tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã khai ngay sau khi bị bắt với chính quyền Ý rằng y đã thi hành âm mưu này dưới sự điều khiển của tòa đại sứ Bulgaria tại Rome.

Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã cho Giáo hội có một vị Giáo Hoàng đáng kính và đầy lòng yêu thương, nhân từ.

               by.thanhlinh.net

         Sưu tầm và chuyển dịch 

DI CHÚC Của ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

Đức Giáo Hoàng JEANPAUL II


*Di chúc của Đức Giáo Hoàng
Di chúc ngày 6 tháng 3 năm 1979
(và những đoạn viết tiếp theo sau đó)
Totus tuus ego sum
Trọn cả con thuộc về Mẹ.
Nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi rất thánh. Amen.
"Chúng con hãy tỉnh thức, vì chúng con không biết ngày nào Chúa chúng con sẽ đến! (x. Mt 24,42) --- những lời nầy nhắc tôi nhớ đến lời Chúa gọi cuối cùng, sẽ xảy ra vào lúc Chúa muốn. Tôi muốn theo Ngài và tôi ao ước rằng tất cả những gì kết thành đời sống tôi trên trần gian nầy đều giúp tôi chuẩn bị cho giây phút Chúa gọi nầy. Tôi không biết lúc nào sẽ xảy đến, nhưng cũng như tôi đặt tất cả mọi sự, thì tôi cũng đặt giây phút nầy trong tay của Mẹ của Chúa tôi: totus tuus, trọn cả con thuộc về Mẹ. Trong đôi tay hiền mẫu của Mẹ, tôi đặt tất cả mọi sự và tất cả những ai có liên hệ đến đời sống và ơn gọi của tôi. Trong đôi tay Mẹ, tôi phó thác nhất là Giáo Hội và Quốc Gia BaLan của tôi và toàn thể nhân loại. Tôi cám ơn tất cả mọi người. Tôi xin tất cả mọi người tha thứ cho tôi. Tôi xin mọi người cầu nguyện cho tôi, ngõ hầu lòng Nhân Từ của Thiên Chúa được tỏ ra to lớn hơn sự yếu đuối và bất xứng của tôi.
Trong những ngày Cấm Phòng, tôi đã đọc lại chúc thư của Ðức Thánh Cha Phaolô VI. Việc làm nầy đã thôi thúc tôi viết ra bản di chúc nầy.
Tôi không để lại bất cứ sở hữu nào để cần được phân phối. Về những vật dụng thường ngày giúp tôi, tôi yêu cầu phân phát tùy ý thuận tiện. Những ghi chú cá nhân cần phải được đốt bỏ đi. Tôi yêu cầu Don Stanislao đặc trách việc nầy; và tôi cám ơn cha Stanislao vì sự cộng tác và giúp đỡ trong nhiều năm qua và đầy lòng thông cảm. Tất cả những lời cám ơn khác, tôi mang chúng trong tâm hồn trước nhan Thiên Chúa, bởi vì thật khó mà diễn tả chúng ra.
Liên quan đến việc An Táng, tôi nhắc lại cũng những quy định đã được Ðức Thánh Cha Phaolô VI đề ra (= đến đây có lời phụ ghi bên lề như sau: chôn vào trong lòng đất, chớ không chôn trong ngôi mộ nổi, 13.3.92).
Lòng nhân từ và ân sũng nơi Chúa luôn tràn đầy
Apud Dominum misericordia et copiosa apud Eum redemptio."
Gioan Phaolô II, giáo hoàng.
Roma 6.III.1979
Sau khi tôi qua đời, xin hãy dâng Thánh Lễ và cầu nguyện cho tôi.
5.III. 1990.
Những Lời sau đây không có ghi ngày tháng:
Tôi nói lên niềm tin tưởng sâu xa nhất rằng, mặc cho tất cả những sự yếu đuối của tôi, Thiên Chúa sẽ ban cho tôi mọi ơn cần thiết để đương đầu đúng theo Thánh Ý ngài bất cứ trách vụ nào, bất cứ thử thách và đau khổ nào mà Ngài muốn đòi hỏi nơi người tôi tớ của Ngài, trong suốt đời sống. Tôi cũng tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ để cho tôi phản bội những đòi buộc của tôi nơi Ngai Tòa Phêrô nầy, bằng thái độ nào đó của tôi: lời nói, việc làm và những thiếu sót.
24.II - 1.III.1980
Trong những ngày cấm phòng nầy tôi đã suy nghĩ về sự thật Chức Tư Tế của Chúa Kitô trong viễn tượng của cuộc Chuyển Tiếp mà đối với mỗi người chúng ta là giây phút mình qua đời. Ðối với mỗi người chúng ta, Sự Phục Sinh của Chúa Kitô là dấu chỉ hùng hồn (--- có thêm vào phía trên: quyết định) --- cho cuộc ra đi khỏi đời nầy, để sinh vào đời sau, vào thế giới tương lai.
Tôi đã đọc bản di chúc tôi đã viết năm vừa qua, cũng trong dịp Cấm Phòng, tôi đã so sánh nó với di chúc của vị Tiền Nhiệm cao cả và là người Cha của Tôi là Ðức Phaolô VI, với chứng từ cao cả về cái chết của người Kitô và là của một vị giáo hoàng --- và tôi đã canh tân lại trong tôi ý thức về những điều được nhắc đến trong bản di chúc của ngày 6 tháng III năm 1979 cũng đã do tôi soạn ra (một cách có thể nói là tạm thời).
Ngày hôm nay, tôi muốn thêm vào đó chỉ điều nầy thôi, là mỗi người cần phải đặt trước mắt cái chết. Mỗi người cần phải sẵn sàng trình diện mình trước nhan Chúa và Quan Tòa, vừa đồng thời là Ðấng Cứu Chuộc và là người Cha. Tôi đây cũng vậy, tôi luôn luôn nghĩ đến điều nầy, vừa phó thác giây phút quyết định đó cho Mẹ của Chúa Kitô và Mẹ của Giáo Hội, cho người Mẹ của niềm hy vọng tôi.
Thời gian trong đó chúng ta sống, là thời gian khó khăn và bất an một cách không thể tả được. Ðời sống của Giáo Hội cũng đã trở thành khó khăn và căng thẳng, một thử thách đặc biệt của thời đại nầy --- cho các tín hữu cũng như cho các chủ chăn. Tại vài quốc gia, (chẳng hạn như tại quốc gia mà tôi đã được đọc trong thời gian cấm phòng) Giáo Hội ở trong giai đoạn bị bách hại đến độ không thua gì những bách hại của những thế kỷ đầu, mà còn vuợt hơn những bách hại đó, xét vì cường độ của sự độc ác và lòng thù hận. Sanguis martyrum, semen christianorum, Máu của những vị tử đạo là hạt giống trổ sinh những người kitô. Và hơn thế nữa, biết bao nguời bị mất tích cách vô tội, cả trong Ðất Nước nầy trong đó chúng ta sinh sống...
Một lần nữa tôi muốn phó thác hoàn toàn cho ân sũng của Chúa. Chính ngài sẽ định khi nào và cách nào tôi phải kết thúc đời tôi trên trần gian và kết thúc thừa tác vụ mục vụ của tôi. Sống cũng như chết, totus tuus, trọn cả con thuộc về Mẹ, trọn cả con nhờ qua Ðấng Vô Nhiễm. Ngay từ bây giờ, qua việc chấp nhận cái chết, tôi hy vọng rằng Chúa Kitô ban cho tôi ân sũng cho cuộc Ra Ði cuối cùng, tức là cuộc Vượt Qua của tôi. Tôi hy vọng Chúa làm cho cái chết của tôi trở nên hữu ích cho cộng cuộc quan trọng hơn mà tôi cố gắng phục vụ cho: đó là ơn cứu rỗi cho con người, sự bảo vệ gia đình nhân loại bao gồm tất cả mọi quốc gia và mọi dân tộc (trong đó tôi nghĩ đặc biệt đến quê hương trần gian của tôi), hữu ích cho những ai đã được trao phó cho tôi cách đặc biệt, hữu ích cho công cuộc của Giáo Hội, hữu ích cho vinh quang của chính Thiên Chúa.
Tôi không muốn thêm gì vào tất cả những điều tôi đã viết cách đây một năm; 
tôi chỉ muốn nói lên sự sẵn sàng và đồng thời lòng tin tưởng phó thác, mà những ngày cấm phòng nầy một lần nữa chuẩn bị tôi.
Gioan Phaolô II.
Ngày 5 tháng III năm 1982:
Totus tuus ego sum
Trọn cả con thuộc về Mẹ.
Trong thời gian cấm phòng của năm nay, tôi đã đọc nhiều lần bản Di chúc của ngày 6 tháng III năm 1979. Cho dù tôi xem bản Di chúc nầy như là tạm thời (chưa vĩnh viễn), tôi vẫn để như vậy. Tôi không thay đổi gì cả, và cũng không thêm gì, trong những gì liên quan đến những điều được nói lên trong đó.
Cuộc mưu sát ngày 13 tháng V năm 1981 một cách nào đó đã xác nhận tính cách xác thực của những lời đã được viết ra trong thời gian cấm phòng của năm 1980 (từ ngày 24 tháng II cho đến mùng 1 tháng III).
Tôi càng cảm nghiệm sâu xa rằng tôi hoàn toàn phó thác mình trong Tay Thiên Chúa, và tôi luôn luôn sẵn sàng để Chúa sử dụng tôi tùy ý ngài, vừa tín thác vào Ngài trong Mẹ Vô Nhiễm (Totus Tuus, Trọn cả con thuộc về Mẹ).
Gioan Phaolô II.
Ngày 5 tháng III năm 1982
Liên quan đến câu cuối cùng của bản di chúc ngày 6 tháng III năm 1979
(Về nơi chốn / tức nơi an táng, --- hồng y đoàn và những người đồng hương của tôi quyết định --- tôi xin giải thích rõ ràng điều tôi nghĩ trong đầu: đó là vị Tổng Giám Mục Cracovia hoặc Ủy Ban Thường Trực của Hội Ðồng Giám Mục BaLan --- tôi yêu cầu Hồng Y Ðoàn hãy thi hành theo mức có thể những yêu cầu của những gì đã được kể ra ở trên.
Ngày 1 tháng III năm 1985 (trong Tuần Cấm Phòng)
Một lần nữa --- liên quan đến cụm từ "Hồng Y Ðoàn và Những Người Ðồng Hương": Hồng Y Ðoàn không bị bắt buộc phải "tham khảo" những người Ðồng Hương tôi về vấn đề nầy; tuy nhiên Hồng Y Ðoàn có thể tham khảo, nếu vì lý do nào đó Hồng Y Ðoàn cảm thấy làm như vậy là đúng.
Gioan Phaolô II
Cấm Phòng Năm Thánh 2000 (từ 12 đến 18 tháng III)
(đưa vào Di Chúc)
1. Vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, khi Mật Viện Hồng Y chọn lên Gioan Phaolô II, thì vị giáo chủ của BaLan, Ðức Hồng Y Stefan Wyszynski đã nói với tôi như sau: "Bổn phận của Vị Tân Giáo Hoàng sẽ là dẫn đưa Giáo Hội vào trong ngàn năm thứ ba". Tôi không biết tôi có lặp lại đúng câu nói của ngài hay không, nhưng ít ra đó là ý nghĩa của điều tôi đã nghe được lúc đó. Ðó là điều được nói lên bởi Vị đã bước vào lịch sử như là Vị Giáo Chủ của Thiên Niên Kỷ. Một Vị Giáo Chủ vĩ đại. Tôi là chứng nhân cho sứ mạng của ngài, cho sự tín thác hoàn toàn của ngài. Tôi làm chứng cho những cuộc Tranh đấu của ngài. Cho chiến thắng của ngài. "Chiến Thắng, khi nó đến, sẽ là chiến thắng nhờ qua Mẹ Maria" --- Vị Giáo Chủ của Thiên niên kỷ đã thường lặp đi lặp lại những lời nầy của vị tiền nhiệm ngài là Ðức Hồng Y August Hlond.
Như thế, một cách nào đó, tôi được chuẩn bị cho trách vụ mà ngày 16 tháng 10 năm 1978 đã mở ra trước mặt tôi. Trong giây phút tôi viết ra những lời nầy, Năm Thánh 2000 đã là thực tại đang diễn ra. Ðêm 24 tháng 12 năm 1999, Cửa của Ðại Năm Thánh tại Ðền Thờ Thánh Phêrô đã được mở ra, tiếp đó là Cửa Năm Thánh tại Ðền Thờ Thánh Gioan Lateranô, rồi tại Ðền Thờ Ðức Bà Cả, vào ngày đầu Năm mới, và ngày 19 tháng Giêng, Cửa Năm Thánh tại Ðền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành được mở ra. Tôi nhớ thật rõ Biến cố cuối cùng nầy, do bởi tính cách đại kết của nó.
2. Trong mức độ Năm Thánh 2000 được khai triển, ngày qua ngày, thế kỷ 20 được đóng lại phía sau chúng ta, và thế kỷ thứ 21 được mở ra. Theo những ý định của Chúa Quan Phòng, tôi đã được sống trong thế kỷ khó khăn đang đi vào quá khứ, và giờ đây trong năm mà tuổi đời của tôi đạt đến 80 ("octogesima adveviens"), thì cần phải tự vấn xem đây có phải là lúc để lặp lại với Ông Simêon lời thưa "Nunc dimittis" (Lạy Chúa, xin hãy để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an!)
Ngày 13 tháng 5 năm 1981, ngày mưu sát Ðức Giáo Hoàng trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô, Thiên Chúa Quan Phòng đã cứu tôi khỏi chết như một phép lạ. Ðấng là Chúa duy nhất của sự sống và sự chết, chính Ngài đã kéo dài thêm đời sống tôi; một cách nào đó, Ngài đã cho tôi một cuộc sống thứ hai. Kể từ giây phút đó, đời tôi thuộc về Ngài nhiều hơn nữa. Tôi hy vọng rằng Ngài sẽ giúp tôi nhận ra cho đến khi nào tôi phải tiếp tục việc phục vụ mà Ngài đã gọi tôi thực hiện vào ngày 16 tháng 10 năm 1978. Tôi xin Ngài hãy gọi tôi về với Ngài, khi nào ngài muốn. "Sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa... chúng ta là sở hữu của Chúa." (x. Roma 14,8). Tôi cũng hy vọng rằng bao lâu Thiên Chúa để cho tôi thi hành việc phục vụ của Phêrô trong giáo hội, thì bấy lâu Thiên Chúa nhân từ sẽ ban cho tôi những sức mạnh cần thiết cho công việc phục vụ nầy.
3. Như mọi năm, trong những ngày cấm phòng, tôi đều đọc Di Chúc tôi đã viết ra ngày 6 tháng III năm 1979. Tôi tiếp tục giữ y nguyên những quyết định trong di chúc đó. Ðiều mà bây giờ được thêm vào, và cả trong những lần cấm phòng tiếp theo, là suy tư của tôi về tình trạng chung khó khăn và căng thẳng đã ghi dấu thập niên 80. Nhưng từ mùa thu năm 1989, tình trạng nầy đã thay đổi. Thập niên cuối cùng của thế kỷ XX không còn có những căng thẳng trước đó nữa; điều nầy không có nghĩa là nó không mang đến những vấn đề và những khó khăn mới. Một cách đặc biệt, xin chúc tụng Thiên Chúa Quan Phòng vì thời kỳ được gọi là "thời chiến tranh lạnh" đã kết thúc mà không có cuộc xung đột nguyên tử dữ dằn, một nguy hiểm đã đè nặng trên thế giới trong thời gian trước đó.
4. Ðứng nơi ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba "in medio Ecclesiae" (giữa lòng Giáo Hội), một lần nữa tôi muốn nói lên lòng biết ơn đối với Chúa Thánh Thần vì hồng ân cao cả Công Ðồng Vaticanô II; cùng với toàn thể giáo hội --- và nhất là với toàn thể hàng giám mục --- tôi cảm thấy mình mang ơn Công Ðồng nầy. Tôi xác tín rằng trong thời gian dài lâu nữa các thế hệ đến sau sẽ còn múc lấy những sự phong phú mà Công Ðồng của thế kỷ XX đã phân phát tràn đầy cho chúng ta. Như là vị giám mục đã tham dự vào biến cố Công Ðồng từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng, tôi muốn trao phó phần gia tài to lớn nầy cho tất cả những ai đang và sẽ được mời gọi thực hiện phần gia tài nầy trong tương lai. Về phần mình, tôi cám ơn vị Chủ Chăn đời đời vì đã cho phép tôi phục vụ cho công cuộc hết sức cao cả nầy trong suốt những năm của triều giáo hoàng của tôi.
"In medio Ecclesiae, giữa lòng giáo hội"... từ những năm đầu tiên tôi phục vụ như một giám mục chính nhờ Công Ðồng mà tôi đã được cảm nghiệm sự hiệp thông huynh đệ của hàng giám mục. Như là linh mục của tổng giáo phận Cracovia, tôi đã cảm nghiệm được thế nào là sự hiệp thông huynh đệ của linh mục đoàn --- Công Ðồng đã mở ra một chiều kích mới của kinh nghiệm nầy.
5. Có biết bao người tôi phải kể danh tánh ra nơi đây! Có lẽ Thiên Chúa đã gọi đa số các vị nầy về với Ngài rồi! --- phần những ai còn sống trên trần gian nầy, những lời của Di Chúc nầy nhắc nhớ đến họ, tất cả và khắp mọi nơi, bất luận họ đang sinh sống nơi đâu.
Trong vòng hơn 20 năm thi hành công việc phục vụ của Phêrô "in medio Ecclesiae" giữa lòng giáo hội, tôi đã cảm nghiệm được sự cộng tác thân thiện và hết sức phong phú kết quả của biết bao vị Hồng Y, Tổng giám mục, và Giám mục, của biết bao Linh mục và biết bao người tận hiến --- những nam nữ tu sĩ --- và cuối cùng của biết bao anh chị em giáo dân, trong Giáo triều, trong Văn Phòng Tổng Ðại Diện của giáo phận Roma, và cả bên ngoài những môi trường vừa nói.
Làm sao mà không ôm trọn trong ký ức đầy biết ơn tất cả các hàng giám mục trong thế giới, mà tôi đã được tiếp xúc trong chuỗi những cuộc viếng thăm Tòa Thánh "ad limina Apostolorum"! Làm sao không nhớ đến biết bao anh em kitô, không công giáo! Và vị Giáo Trưởng Do Thái tại Roma và đông số những vị đại diện của các tôn giáo không kitô! Và biết bao vị đại diện cho thế giới văn hóa, khoa học, chính trị, và thế giới các phương tiện truyền thông xã hội!
6. Ðến gần mức cuối cùng của cuộc đời tôi trên trần gian, tôi nhớ về lúc khởi đầu, nhớ đến Cha Mẹ tôi, nhớ đến anh đến chị tôi (người chị mà tôi không biết, bởi vì người chị nầy đã chết trước khi tôi được sinh ra), nhớ đến giáo xứ Wadovice, nơi tôi đã được Rửa Tội, đến thành phố tôi yêu mến, nhớ những người bạn cùng tuổi, những bạn học nam nữ của trường tiểu học, trung học và đại học, cho đến thời BaLan bị chiếm đóng, khi tôi phải làm việc như người lao động, và sau đó tại giáo xứ Niegowi... nhớ đến giáo xứ San Floriano tại Cracovia, đến việc mục vụ nơi giới trí thức, đến môi trường sinh sống... tất cả mọi môi trường sinh sống... ở Cracovia và ở Roma... nhớ đến những người đã được Chúa trao phó cho tôi một cách đặc biệt.
Với tất cả mọi người, tôi muốn nói điều duy nhất nầy: "Xin Thiên Chúa thưởng công".
In manus tuas , Domine, commendo spiritum meum", "Trong tay ngài, lạy Chúa, con xin phó thác hồn con".
A.D.
Ngày 17 tháng III năm 2000







DANH SÁCH Các Đức Giáo Hoàng

Danh Sách Các Đức Giáo Hoàng

 

Anh chị em thân mến, Đức Giám Hoàng là vị chủ chăn chung của Giám Hội Công Giáo chúng ta. Các Ngài kế vị Thánh Phê-rô tông đồ để tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội của chúng ta đi theo con đường Thập của Đức Giêsu Kitô. Do đó mỗi chúng ta có thể chiêm ngưỡng lại dung nhan và biết thêm một chút thông tin của các Ngài. Mong anh chị em sẽ có được nhiều cảm nghiệm tốt đẹp về những vị chủ chăn đáng kính của chúng ta...
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
265Benedict XVI19 April 2005 – presentMarktl am Inn, Bavaria, Germany
264John Paul II16 October 1978 – 2 April 2005
(26 năm)
Wadowice, Poland
263John Paul I26 August 1978 – 28 September 1978
(33 ngày)
Forno di Canale (now Canale d’Agordo), Veneto, Italy
262Paul VI21 June 1963 – 6 August 1978
(15 năm)
Concesio, Brescia, Italy
261John XXIII, O.F.S.28 October 1958 – 3 June 1963
(4 năm)
Sotto il Monte, Bergamo, Italy
260Pius XII, O.F.S.2 March 1939 – 9 October 1958
(19 năm)
Rome, Italy
259Pius XI, O.F.S.6 February 1922 – 10 February 1939
(17 năm)
Desio, Lombardy-Venetia, Austrian Empire
258Benedict XV, O.F.S.3 September 1914 – 22 January 1922
(7 năm)
Genoa, Kingdom of Sardinia
257Pius X, O.F.S.4 August 1903 – 20 August 1914
(11 năm)
Riese, Lombardy-Venetia, Austrian Empire
256Leo XIII, O.F.S.20 February 1878 – 20 July 1903
(25 năm)
Carpineto Romano, Rome – Italy
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
255Pius IX, O.F.S.16 June 1846 – 7 February 1878
(31 năm)
Senigallia, Marche, Papal States
254Gregory XVI, O.S.B. Cam.2 February 1831 – 1 June 1846
(15 năm)
Belluno, Republic of Venice
253Pius VIII31 March 1829 – 1 December 1830
(1 năm)
Cingoli, Marche, Papal States
252Leo XII28 September 1823 – 10 February 1829
(5 năm)
Genga or Spoleto, Papal States
251Pius VII, O.S.B.14 March 1800 – 20 August 1823
(23 năm)
Cesena, Papal States
250Pius VI15 February 1775 – 29 August 1799
(24 năm)
Cesena, Papal States
249Clement XIV, O.F.M. Conv.19 May 1769 – 22 September 1774
(5 năm)
Sant’ Arcangelo di Romagna, Papal States
248Clement XIII6 July 1758 – 2 February 1769
(10 năm)
Venice, Republic of Venice
247Benedict XIV17 August 1740 – 3 May 1758
(17 năm)
Bologna, Papal States
246Clement XII12 July 1730 – 6 February 1740
(9 năm)
Florence, Grand Duchy of Tuscany
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
245Benedict XIII, O.P.29 May 1724 – 21 February 1730
(5 năm)
Gravina in Puglia, Kingdom of Naples
244Innocent XIII8 May 1721 – 7 March 1724
(2 năm)
Poli, Lazio, Papal States
243Clement XI23 November 1700 – 19 March 1721
(20 năm)
Urbino, Marche, Papal States
242Innocent XII12 July 1691 – 27 September 1700
(9 năm)
Spinazzola, Kingdom of Naples
241Alexander VIII6 October 1689 – 1 February 1691
(1 năm)
Venice, Republic of Venice
240Innocent XI(12 năm)Como, Duchy of Milan
239Clement X29 April 1670 – 22 July 1676
(6 năm)
Rome, Papal States
238Clement IX20 June 1667 – 9 December 1669
(2 năm)
Pistoia, Grand Duchy of Tuscany
237Alexander VII7 April 1655 – 22 May 1667
(12 năm)
Siena, Grand Duchy of Tuscany
236Innocent X15 September 1644 – 7 January 1655
(10 năm)
Rome, Papal States
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
235Urban VIII6 August 1623 – 29 July 1644
(20 năm)
Florence, Duchy of Florence
234Gregory XV9 February 1621 – 8 July 1623
(2 năm)
Bologna, Papal States
233Paul V16 May 1605 – 28 January 1621
(15 năm)
Rome, Papal States
232Leo XI1 April 1605 – 27 April 1605
(27 ngày)
Florence, Duchy of Florence
231Clement VIII30 January 1592 – 3 March 1605
(13 năm)
Fano, Marche, Papal States
230Innocent IX29 October 1591 – 30 December 1591
(63 ngày)
Bologna, Papal States
229Gregory XIV5 December 1590 – 15/16 October 1591
(315/316 ngày)
Somma Lombardo, Duchy of Milan
228Urban VII15 September 1590 – 27 September 1590
(13 ngày)
Rome, Papal States
227Sixtus V, O.F.M. Conv.24 April 1585 – 27 August 1590
(5 năm)
Grottammare, Marche, Papal States
226Gregory XIII13 May 1572 – 10 April 1585
(12 năm)
Bologna, Papal States
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
225Saint Pius V, O.P.7 January 1566 – 1 May 1572
(6 năm)
Bosco, Duchy of Milan
224Pius IV26 December 1559 – 9 December 1565
(5 năm)
Milan, Duchy of Milan
223Paul IV23 May 1555 – 18 August 1559
(4 năm)
Capriglia Irpina, Campania, Kingdom of Naples
2229 April 1555 – 30 April or 1 May 1555
(22/23 ngày)
Montefano, Marche, Papal States
221Julius III7 February 1550 – 29 March 1555
(5 năm)
Rome, Papal States
220Paul III13 October 1534 – 10 November 1549
(15 năm)
Canino, Lazio, Papal States
219Clement VII26 November 1523 – 25 September 1534
(11 năm)
Florence, Republic of Florence
218Adrian VI9 January 1522 – 14 September 1523
(1 năm)
Utrecht, Bishopric of Utrecht, Holy Roman Empire
217Leo X9 March 1513 – 1 December 1521
(8 năm)
Florence, Republic of Florence
216Julius II31 October 1503 – 21 February 1513
(9 năm)
Albisola, Republic of Genoa
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
215Pius III22 September 1503 – 18 October 1503
(27 ngày)
Siena, Republic of Siena
214Alexander VI11 August 1492 – 18 August 1503
(11 năm)
Xàtiva, Kingdom of Valencia, Crown of Aragon
213Innocent VIII29 August 1484 – 25 July 1492
(7 năm)
Genoa, Republic of Genoa
212Sixtus IV, O.F.M.9 August 1471 – 12 August 1484
(13 năm)
Celle Ligure, Republic of Genoa
211Paul II30 August 1464 – 26 July 1471
(6 năm)
Venice, Republic of Venice
210Pius II19 August 1458 – 15 August 1464
(5 năm)
Corsignano, Republic of Siena
209Callixtus III8 April 1455 – 6 August 1458
(3 năm)
Xàtiva, Kingdom of Valencia, Crown of Aragon
208Nicholas V6 March 1447 – 24 March 1455
(8 năm)
Sarzana, Republic of Genoa
207Eugene IV, O.S.A.3 March 1431 – 23 February 1447
(15 năm)
Venice, Republic of Venice
206Martin V11 November 1417 – 20 February 1431
(13 năm)
Genazzano, Papal States
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
2 năm không chọn được giáo hoàng.4 July 1415 – 11 November 1417
(2 năm)
205Gregory XII30 November 1406 – 4 July 1415
(8 năm)
Venice, Republic of Venice
204Innocent VII17 October 1404 – 6 November 1406
(2 năm)
Sulmona, Kingdom of Naples
203Boniface IX2 November 1389 – 1 October 1404
(14 năm)
Naples, Kingdom of Naples
202Urban VI8 April 1378 – 15 October 1389
(11 năm)
Naples, Kingdom of Naples
201Gregory XI30 December 1370 – 26 March 1378
(7 năm)
Maumont, Limousin, France
200Urban V28 September 1362 – 19 December 1370
(8 năm)
Grizac, Languedoc, France
199Innocent VI18 December 1352 – 12 September 1362
( năm)
Les Monts, Limousin, France
198Clement VI7 May 1342 – 6 December 1352
(10 năm)
Maumont, Limousin, France
197Benedict XII20 December 1334 – 25 April 1342
(7 năm)
Saverdun, County of Foix, France
196John XXII7 August 1316 – 4 December 1334
(18 năm)
Cahors, Quercy, France
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
2 năm không chọn được giáo hoàng.20 April 1314 – 7 August 1316
(2 năm)
195Clement V5 June 1305 – 20 April 1314
(8 năm)
Villandraut, Gascony, France
194Benedict XI22 October 1303 – 7 July 1304
(260 ngày)
Treviso, Italy, Holy Roman Empire
193Boniface VIII24 December 1294 – 11 October 1303
(8 năm)
Anagni, Papal States, Holy Roman Empire
192Celestine V5 July 1294 – 13 December 1294
(223 ngày)
Sant’ Angelo Limosano, Kingdom of Sicily
2 năm không chọn được giáo hoàng.4 April 1292 – 5 July 1294
(2 năm)
191Nicholas IV22 February 1288 – 4 April 1292
(4 năm)
Lisciano, Papal States, Holy Roman Empire
190Honorius IV2 April 1285 – 3 April 1287
(2 năm)
Rome, Papal States, Holy Roman Empire
189Martin IV22 February 1281 – 28 March 1285
(4 năm)
Meinpicien, Touraine, France
188Nicholas III25 November 1277 – 22 August 1280
(2 năm)
Rome, Papal States, Holy Roman Empire
187John XXI8 September 1276 – 20 May 1277Lisbon, Portugal
186Adrian V11 July 1276 – 18 August 1276
(39 ngày)
Genoa, Republic of Genoa, Holy Roman Empire
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
185Innocent V21 January 1276 – 22 June 1276County of Savoy, Holy Roman Empire
184Gregory X1 September 1271 – 10 January 1276
(4 năm)
Piacenza, Italy, Holy Roman Empire
2 năm không chọn được giáo hoàng.29 November 1268 – 1 September 1271
(2 năm)
183Clement IV5 February 1265 – 29 November 1268
(3 năm)
Saint-Gilles, Languedoc, France
182Urban IV29 August 1261 – 2 October 1264
(3 năm)
Troyes, County of Champagne, France
181Alexander IV12 December 1254 – 25 May 1261
(6 năm)
Jenne, Papal States, Holy Roman Empire
180Innocent IV25 June 1243 – 7 December 1254
(11 năm)
Genoa, Republic of Genoa, Holy Roman Empire
179Celestine IV25 October 1241 – 10 November 1241
(17 ngày)
Milan, Italy, Holy Roman Empire
178Gregory IX19 March 1227 – 22 August 1241
(14 năm)
Anagni, Papal States, Holy Roman Empire
177Honorius III18 July 1216 – 18 March 1227
(10 năm)
Rome, Papal States, Holy Roman Empire
176Innocent III8 January 1198 – 16 July 1216Gavignano, Papal States, Holy Roman Empire
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
175Celestine III21 March 1191 – 8 January 1198Rome, Papal States, Holy Roman Empire
174Clement III19 December 1187 – 20 March 1191Rome, Papal States, Holy Roman Empire
173Gregory VIII21 October 1187 – 17 December 1187Benevento, Papal States, Holy Roman Empire
172Urban III25 November 1185 – 19 October 1187Cuggiono, Italy, Holy Roman Empire
171Lucius III1 September 1181 – 25 November 1185Lucca, Italy, Holy Roman Empire
170Alexander III7 September 1159 – 30 August 1181Siena, Italy, Holy Roman Empire
169Adrian IV4 December 1154 – 1 September 1159Abbots Langley, Hertfordshire, Kingdom of England
168Anastasius IV8 July 1153 – 3 December 1154Rome, Papal States, Holy Roman Empire
167Eugene III15 February 1145 – 8 July 1153Pisa, Republic of Pisa, Holy Roman Empire
166Lucius II12 March 1144 – 15 February 1145Bologna, Papal States, Holy Roman Empire
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
165Celestine II26 September 1143 – 8 March 1144Città di Castello, Papal States, Holy Roman Empire
164Innocent II14 February 1130 – 24 September 1143Rome, Papal States, Holy Roman Empire
163Honorius II15 December 1124 – 13 February 1130Fiagnano, Papal States, Holy Roman Empire
162Callixtus II2 February 1119 – 13 December 1124Quingey, County of Burgundy, Holy Roman Empire
161Gelasius II24 January 1118 – 28 January 1119Gaeta, Principality of Capua
160Paschal II13 August 1099 – 21 January 1118Bleda, Papal States, Holy Roman Empire
159Urban II12 March 1088 – 29 July 1099Lagery, County of Champagne, France
158Victor III24 May 1086 – 16 September 1087Benevento, Duchy of Benevento
157Gregory VII22 April 1073 – 25 May 1085Sovana, Italy, Holy Roman Empire
156Alexander II30 September 1061 – 21 April 1073Milan, Italy, Holy Roman Empire
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
155Nicholas II6 December 1058 – 27 July 1061Château de Chevron, Kingdom of Arles
154Stephen IX2 August 1057 – 29 March 1058Duchy of Lorraine, Holy Roman Empire
153Victor II13 April 1055 – 28 July 1057Kingdom of Germany, Holy Roman Empire
152Leo IX12 February 1049 – 19 April 1054Eguisheim, Swabia, Holy Roman Empire
151Damasus II17 July 1048 – 9 August 1048Pildenau, Duchy of Bavaria, Holy Roman Empire
150Benedict IX08 November 1047 – 17 July 1048Rome, Papal States, Holy Roman Empire
149Clement II24 December 1046 – 9 October 1047Hornburg, Duchy of Saxony, Holy Roman Empire
148Gregory VI05 May 1045 – 20 December 1046Rome, Papal States, Holy Roman Empire
147Benedict IX10 April 1045 – 1 May 1045Rome, Papal States, Holy Roman Empire
146Sylvester III20 January 1045 – 10 February 1045Rome, Papal States, Holy Roman Empire
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
145Benedict IX1032 – 1044Rome, Papal States, Holy Roman Empire
144John XIXApril/May 1024 – 20 October 1032/td>Rome, Papal States, Holy Roman Empire
143Benedict VIII18 May 1012 – 9 April 1024Rome, Papal States, Holy Roman Empire
142Sergius IV31 July 1009 – 12 May 1012Rome, Papal States, Holy Roman Empire
141John XVIII/td>25 December 1003 – July 1009Rapagnano, Papal States
140John XVIIJune 1003 – December 1003Rome, Papal States
139Sylvester II2 April 999 – 12 May 1003Auvergne region of France
138Gregory V3 May 996 – 18 February 999Germany, Holy Roman Empire
137John XVAugust 985 – March 996Rome
136John XIVDecember 983 – 20 August 984Pavia
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
135Benedict VIIOctober 974 – 10 July 983Rome
134Benedict VI19 January 973 – June 974Rome, Papal States
133John XIII1 October 965 – 6 September 972Rome
132Leo VIIIJuly 964 – 1 March 965Rome
131Benedict V22 May 964 – 23 June 964Rome
130John XII16 December 955 – 14 May 964Rome
129Agapetus II10 May 946 – December 955Rome
128Marinus II30 October 942 – May 946Rome
127Stephen VIII14 July 939 – October 942Germany
126Leo VII3 January 936 – 13 July 939Rome
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
125John XIFebruary/March 931 – December 935Rome
124Stephen VIIDecember 928 – February 931Rome
123Leo VIMay 928 – December 928Rome
122John XMarch 914 – May 928Romagna, Italy
121LandoJuly/August 913 – February/March 914Sabina, Italy
120Anastasius IIIApril 911 – June 913Rome
119Sergius III29 January 904 – 14 April 911Rome
118Leo VJuly 903 – September 903Ardea
117Benedict IV900 – 903Rome
116John IXJanuary 898 – January 900Tivoli, Italy
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
115Theodore IIDecember 897Rome
114RomanusAugust 897 – November 897Gallese, Rome
113Stephen VI22 May 896 – August 897Roma
112Boniface VI4 April 896 – 19 April 896Roma
111Formosus19 September 891 – 4 April 896Ostia
110Stephen V885 – 14 September 891Rome
109Adrian III17 May 884 – c.September 885Rome
108Marinus I16 December 882 – 15 May 884Gallese, Rome
107John VIII14 December 872 – 16 December 882Rome
106Adrian II14 December 867 – 14 December 872Rome
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
105Nicholas I24 April 858 – 13 November 867Rome
104Benedict III855 – 7 April 858Rome
103Leo IVJanuary 847 – 17 July 855Rome
102Sergius IIJanuary 844 – 7 January 847Rome
101Gregory IV827 – January 844Rome
100ValentineAugust 827 – September 827Rome
99Eugene II8 May 824 – August 827Rome
98Paschal I25 January 817 – 11 February 824Rome
97Stephen IV12 June 816 – 24 January 817Rome
96Leo III26 December 795 – 12 June 816Rome
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
95Adrian I1 February 772 – 26 December 795Rome
94Stephen III1/7 August 767 – 24 January 772Sicily
93Paul I29 May 757 – 28 June 767Rome
92Stephen II26 March 752 – 26 April 757Rome
91Zachary3 December 741 – 14/22 March 752Greece
90Gregory III18 March 731 – 28 November 741Syria
89Gregory II19 May 715 – 11 February 731Rome
88Constantine25 March 708 – 9 April 715Syria
87Sisinnius15 January 708 – 4 February 708Syria
86John VII1 March 705 – 18 October 707Greece
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
85John VI30 October 701 – 11 January 705Greece
84Sergius I15 December 687 – 8 September 701Sicily
83Conon21 October 686 – 22 September 687Thrace, Hy Lạp
82John V12 July 685 – 2 August 686Syria
81Benedict II683/26 June 684 – 8 May 685Rome, Byzantine Empire
80Leo IIDecember 681 – 3 July 683Sicily
79Agatho27 June 678 – 10 January 681Sicily
78Donus2 November 676 – 11 April 678Rome, Byzantine Empire
77Adeodatus II11 April 672 – 17 June 676Rome, Byzantine Empire
76Vitalian30 July 657 – 27 January 672Segni, Byzantine Empire
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
75Eugene I10 August 654 – 2 June 657Rome
74Martin INear Todi, Umbria, Byzantine EmpireJuly 649 – 16 September 655
73Theodore I24 November 642 – 14 May 649Palestine
72John IV24 December 640 – 12 October 642Zadar, Dalmatia, now Croatia
71SeverinusOctober 638 – 2 August 640Rome
70Honorius I27 October 625 – 12 October 638Campania, Byzantine Empire
69Boniface V23 December 619 – 25 October 625Naples
68Adeodatus I19 October 615 – 8 November 618Rome
67Boniface IV25 August 608 – 8 May 615Marsi
66Boniface III19 February 607 – 12 November 607Rome
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
65Sabinian13 September 604 – 22 February 606Blera
64Gregory I3 September 590 – 12 March 604Rome
63Pelagius II26 November 579 – 7 February 590Rome
62Benedict I2 June 575 – 30 July 579Rome
61John III17 July 561 – 13 July 574Rome, Eastern Roman Empire
60Pelagius I16 April 556 – 4 March 561Rome
59Vigilius29 March 537 – 7 June 555Rome
58Silverius1 June 536 – 11 November 537Frosinone
57Agapetus I13 May 535 – 22 April 536Rome
56John II2 January 533 – 8 May 535Rome
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
55Boniface II22 September 530 – 17 October 532Rome
54Felix IV13 July 526 – 22 September 530/td>Samnium
53John I13 August 523 – 18 May 526Tuscany
52Hormisdas0 July 514 – 19 July 523Frosinone, Southern Latium, Italy
51Symmachus22 November 498 – 19 July 514Sardinia
50Anastasius II24 November 496 – 19 November 498Rome
49Gelasius I1 March 492 – 21 November 496Africa
48Felix III13 March 483 – 1 March 492Rome
47Simplicius3 March 468 – 10 March 483Tivoli, Italy
46Hilarius19 November 461 – 29 February 468Sardinia, Western Roman Empire
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
45Leo I29 September 440 – 10 November 461Rome
44Sixtus III31 July 432 – March/August 440Rome
43Celestine I10 September 422 – 27 July 432Rome, Western Roman Empire
42Boniface I28/29 December 418 – 4 September 422Roma
41Zosimus18 March 417 – 26 December 418
40Innocent I22 December 401 – 12 March 417Roma
39Anastasius I27 November 399 – 19 December 401Roma
38Siricius11 December 384 – 26 November 399Rome
37Damasus I1 October 366 – 11 December 384Idanha-a-Velha, Portugal
36Liberius17 May 352 – 24 September 366Roma
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
35Julius I6 February 337 – 12 April 352Rome
34Mark18 January 336 – 7 October 336Rome
33Sylvester I31 January 314 – 31 December 335Sant’Angelo a Scala, Avellino
32Miltiades2 July 311 – 11 January 314/td>Africa
31Eusebiusc.309 – c.310Cassano
30Marcellus I308 – 309Rome
29Marcellinus30 June 296 – 1 April 304Rome
28Caius17 December 283 – 22 April 296
27Eutychian4 January 275 – 7 December 283
26Felix I5 January 269 – 30 December 274Rome
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
25Dionysius22 July 259 – 26 December 268Greece
24Sixtus II30/31 August 257 – 6 August 258Greece
23Stephen I12 May 254 – 2 August 257Rome
22Lucius I25 June 253 – 5 March 254Rome
21Cornelius6/11 March 251 – June 253Rome
20Fabian10 January 236 – 20 January 250Rome
19Anterus21 November 235 – 3 January 236Greece
18Pontian21 July 230 – 28 September 235Rome
17Urban I222/223 – 230Rome
16Callixtus Ic.217 – 222/223Rome
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
15Zephyrinus199 – 217Rome
14Victor I189 – 198/199Northern Africa
13Eleuterus174/175 – 189Nicopoli, Epyrus
12Soterc.166 – 174/175Fondi, Latium, Italy
11Anicetus155 – 166Emesa, Syria
10Pius I140/142 – 155Aquileia, Friuli, Italy
9Hyginus136/138 – 140/142Greece
8Telesphorus125 – 136/138Greece
7Sixtus I115/116 – 125Rome or Greece
6Alexander I105/107 – 115/116Rome
Thứ TựHìnhTênNhiệm KỳNơi Sinh
5Evaristus97/99 – 105/107Bethlehem, Palestine
4Clement I88/92 – 97/101Rome
3Anacletus76/79(?) – 88
2Linus64/67(?) – 76/79(?)Tuscia (Northern Latium)
1St. Peter30 – 64/67Bethsaida
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 23 Tháng 4 2010 04:55 ) ( by svhaiha.org) 

Hotline : 072 90 4000

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Radio Mẹ Hằng Cứu Giúp