ĐỨC TGM LEOPOLDO GIREELI, ĐẠI DIỆN ĐỨC GIÁO HOÀNG TẠI VIỆT NAM, VIẾNG THĂM MỤC VỤ CÔNG NHÂN DI DÂN CÔNG GIÁO & GIÁO DÂN GIÁO XỨ LỘC HÒA – CHÚA NHẬT NGÀY 8/4/2012
Cha Giuse Nguyễn Văn Tăng, Quản hạt Hạt An Bình chào đón Đức Tổng giám Mục Leopoldo Girelli ngay phía trước cổng nhà thờ Giáo xứ Lộc Hòa
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC TGM LEOPOLDO GIRELLI
Anh chị em thân mến,
Trong ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Giáo Hội nói với chúng ta rằng Đức Giêsu Kitô đã làm một cuộc hành trình đi đến cùng đích của vũ trụ vì chúng ta.
Trong thư gởi cho giáo đoàn Ephêsô, chúng ta đọc thấy rằng Đức Kitô đã xuống tận cùng các vùng sâu thẳm; Đấng đã xuống xuống tận cùng các vùng sâu thẳm dưới mặt đất, cũng là Đấng đã được đưa lên cao trên các tầng trời (Eph 4:9)
Trong bóng tối của sự chết, Đức Kitô xuất hiện như ánh sáng. Và do đó, một cách chính đáng, Giáo Hội có thể nghĩ đến những lời tri ân và tin tưởng của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh thổ lộ với Cha Người: “Vâng, Lạy Cha! Con đã xuống tận cùng các vùng sâu thẳm của trái đất, đã tới tận cùng địa ngục của sự chết, và chiếu giải ánh sáng đến những nơi đó”.
Tuy thế, những lời của Đức Kitô Phục Sinh đó cũng đã trở nên những lời mà Người muốn tỏ bày với cộng đoàn chúng ta: “Ta đã sống lại và bây giờ ta vẫn còn ở với các con.” Qua lời đó, Người cũng muốn nói với mỗi người chúng ta: “Bàn tay Ta nâng đỡ con. Con có ngã xuống ở bất kỳ nơi nào đi nữa, thì con cũng sẽ có đôi tay Ta nâng đỡ. Ta vẫn ở với con bất cứ nơi đâu, ngay cả nơi cửa âm ty địa ngục của thần chết. Trên những nẻo đường cuộc đời khi không có ai đồng hành với con, khi hành trang lên đường không có gì, chỉ là hai bàn tay trắng, thì lúc đó có Ta đang chờ đợi con, và vì con, Ta sẽ biến đổi sự tối tăm buồn thảm thành ánh sáng niềm vui.”
Những lời này, xin anh chị em hãy đọc và chiêm ngắm như là cuộc đối thoại giữa Đức Kitô Phục Sinh với chính chính chúng ta; đó cũng là những lời cho thấy ý nghĩa những điều được thực hiện nơi Phép Thánh Tẩy chính là một cuộc tái sinh mới. Một sự sống mới được bắt đầu.
Trong Phép Thánh Tẩy, chúng ta hiến dâng chính chúng ta cho Đức Kitô – Người mang chúng ta đi vào chính mình Người, để chúng ta không còn sống cho chính mình nữa, nhưng sống nhờ Người, với Người và trong Người. Chúng ta sống với Người, và vì thế, chúng ta sống cho anh chị em chung quanh chúng ta.
Trong Phép Thánh tẩy, chúng ta trao hiến chính chúng ta, chúng ta phó dâng cuộc sống chúng ta trong tay Người, và như thế, cùng với Thánh Phaolô, chúng ta có thể nói: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi.”
Anh chị em thân mến,
Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng về cuộc ra đi của Chúa Kitô “xuống ngục tổ tông.” Vậy điều này có nghĩa như thế nào? Vì chúng ta không có một trải nghiệm gì về thế giới sự chết, chúng ta chỉ hình dung Chúa Kitô chiến thắng khải hoàn cái chết qua những hình tượng và ý niệm là những cái không thể nào lột tả hết được ý nghĩa sự sống lại của Chúa Kitô.
Tuy thế, những cách thức chưa lột tả hết được ý nghĩa đó có thể giúp cho chúng ta hiểu được phần nào mầu nhiệm chiến thắng cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô.
Phụng vụ Giáo Hội diễn tả việc Đức Kitô tiến vào bóng đêm của cái chết qua những lời trong Thánh Vịnh 23(24): “Hãy cất đầu lên, Cửa hỡi! Hãy vươn cao lên nữa, hỡi cửa ngàn xưa!”
Những cánh cửa sự chết đã bị đóng lại, không một ai có thể thoát ra khỏi đó. Không có một chìa khóa nào có thể mở được những cánh cửa như thế. Nhưng Đức Kitô đã có được chiếc chìa khóa. Thập Giá của Người đã mở toang những cánh cửa sự chết. Những cánh cửa sự chết đó không còn ngăn chận được ai nữa. Thập giá, Tình Yêu mãnh liệt của Người, là chìa khóa mở toang những cánh cửa đó. Tình yêu của Người mạnh hơn sự chết.
Đây chính là niềm vui Phục Sinh: chúng ta được giải thoát. Trong sự sống lại của Đức Kitô, tình yêu được chứng minh mạnh hơn sự chết, mạnh hơn sự dữ.
Anh chị em thân mến,
“Di Dân và việc Tái Truyền Giảng Tin Mừng” là chủ đề mà Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã chọn cho Ngày thế giới về Người Di dân và Tị nạn năm nay.
Thật sự, thời đại ngày hôm nay kêu gọi Giáo Hội dấn thân vào việc Tái Truyền Giảng Tin Mừng đối với một hiện tượng phức tạp và rộng lớn của việc con người đang dịch chuyển từ vùng này sang vùng khác. Điều này làm cho Giáo Hội cần phải tăng cường hơn nữa sứ vụ của mình, cả trong những miền lần đầu tiên Tin Mừng được rao giảng, cũng như trong những xứ sở mà Tin Mừng đã được truyền giảng từ rất lâu đời.
Trong bối cảnh thế tục hóa hiện nay, thật không có gì ngạc nhiên, khi mà những người di dân đã được biết đến Đức Kitô, đang phải chịu một sức ép đối với việc tin nhận Đức Kitô chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời họ. Họ đang đánh mất ý nghĩa Đức tin nơi mình; họ không còn nhận ra chính mình như là một thành phần của Giáo Hội; và họ không còn rập đời sống mình theo mẫu gương Chúa Kitô và Tin Mừng cùa Người nữa.
Lớn lên từ bối cảnh nông thôn, mang trên mình những đặc điểm Đức Tin người Kitô hữu, những người di dân di chuyển về các thành thị, nơi mà người Kitô hữu chỉ là một nhóm thiểu số, hay truyền thống đức tin lâu đời không còn là sự xác tín nơi cá nhân và công đồng nữa, nhưng thay vì đó, truyền thống đức tin lâu đời đã bị thu hẹp thành những sự kiện mang tính văn hóa.
Ở đây, Giáo Hội đang phải đối mặt với thách thức làm sao giúp đỡ những người di dân để củng cố đức tin của họ, ngay cả khi họ bị tước đoạt đi cái bản sắc văn hóa cội nguồn của họ, hay họ phải đối mặt với những thách thức làm sao nhận ra những phương cách mục vụ mới trong bối cảnh hiện tại.
Hiện tượng di dân ngày hôm nay cũng là một cơ hội theo ý Thiên Chúa quan phòng đối với viẹc rao giảng Tin Mừng cho thế giới đương thời.
Chính bản thân những người di dân có một vai trò đặc biệt trong việc rao truyền Tin Mừng, bởi vì, đến lượt mình, họ có thể trở thành “những sứ giả của Lời Thiên Chúa và những chứng nhân của Đức Kitô Phục sinh, và niềm hy vọng cho thế giới” (Tông Huấn Verbum Domini, # 105)
Các cộng đoàn Kitô hữu cần phải quan tâm đến những anh chị em công nhân di dân và gia đình của họ bằng cách đồng hành với họ, sát cánh bên họ bằng lời cầu nguyện, bằng tình liên đới và Đức Ái Kitô giáo, bằng cách củng cố cho nhau những gì làm cho cuộc sống thêm phong phú, tăng triển.
Các cộng đoàn Kitô hữu cần có một sự nhạy cảm đặc biệt đối với các thanh thiếu niên nam nữ, hãy quan tâm cách thích đáng đến những người trẻ của anh chị em di dân, cần hướng dẫn giúp họ phát triển văn hóa, và làm sao cho trái tim những người trẻ có một niềm say mê mạnh mẽ đối với chân lý và lòng khao khát gặp gỡ Thiên Chúa.
Chúng ta hãy khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria, “Mẹ La Vang”, cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để việc công bố niềm vui phục sinh của Đức Kitô mang lại niềm hy vọng cho những con người đang bước đi trên khắp mọi nẻo đường của thế giới hôm nay. Amen!
(Lm. Philip Tran Cong Thuan chuyển ngữ)
Trong ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Giáo Hội nói với chúng ta rằng Đức Giêsu Kitô đã làm một cuộc hành trình đi đến cùng đích của vũ trụ vì chúng ta.
Trong thư gởi cho giáo đoàn Ephêsô, chúng ta đọc thấy rằng Đức Kitô đã xuống tận cùng các vùng sâu thẳm; Đấng đã xuống xuống tận cùng các vùng sâu thẳm dưới mặt đất, cũng là Đấng đã được đưa lên cao trên các tầng trời (Eph 4:9)
Trong bóng tối của sự chết, Đức Kitô xuất hiện như ánh sáng. Và do đó, một cách chính đáng, Giáo Hội có thể nghĩ đến những lời tri ân và tin tưởng của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh thổ lộ với Cha Người: “Vâng, Lạy Cha! Con đã xuống tận cùng các vùng sâu thẳm của trái đất, đã tới tận cùng địa ngục của sự chết, và chiếu giải ánh sáng đến những nơi đó”.
Tuy thế, những lời của Đức Kitô Phục Sinh đó cũng đã trở nên những lời mà Người muốn tỏ bày với cộng đoàn chúng ta: “Ta đã sống lại và bây giờ ta vẫn còn ở với các con.” Qua lời đó, Người cũng muốn nói với mỗi người chúng ta: “Bàn tay Ta nâng đỡ con. Con có ngã xuống ở bất kỳ nơi nào đi nữa, thì con cũng sẽ có đôi tay Ta nâng đỡ. Ta vẫn ở với con bất cứ nơi đâu, ngay cả nơi cửa âm ty địa ngục của thần chết. Trên những nẻo đường cuộc đời khi không có ai đồng hành với con, khi hành trang lên đường không có gì, chỉ là hai bàn tay trắng, thì lúc đó có Ta đang chờ đợi con, và vì con, Ta sẽ biến đổi sự tối tăm buồn thảm thành ánh sáng niềm vui.”
Những lời này, xin anh chị em hãy đọc và chiêm ngắm như là cuộc đối thoại giữa Đức Kitô Phục Sinh với chính chính chúng ta; đó cũng là những lời cho thấy ý nghĩa những điều được thực hiện nơi Phép Thánh Tẩy chính là một cuộc tái sinh mới. Một sự sống mới được bắt đầu.
Trong Phép Thánh Tẩy, chúng ta hiến dâng chính chúng ta cho Đức Kitô – Người mang chúng ta đi vào chính mình Người, để chúng ta không còn sống cho chính mình nữa, nhưng sống nhờ Người, với Người và trong Người. Chúng ta sống với Người, và vì thế, chúng ta sống cho anh chị em chung quanh chúng ta.
Trong Phép Thánh tẩy, chúng ta trao hiến chính chúng ta, chúng ta phó dâng cuộc sống chúng ta trong tay Người, và như thế, cùng với Thánh Phaolô, chúng ta có thể nói: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi.”
Anh chị em thân mến,
Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng về cuộc ra đi của Chúa Kitô “xuống ngục tổ tông.” Vậy điều này có nghĩa như thế nào? Vì chúng ta không có một trải nghiệm gì về thế giới sự chết, chúng ta chỉ hình dung Chúa Kitô chiến thắng khải hoàn cái chết qua những hình tượng và ý niệm là những cái không thể nào lột tả hết được ý nghĩa sự sống lại của Chúa Kitô.
Tuy thế, những cách thức chưa lột tả hết được ý nghĩa đó có thể giúp cho chúng ta hiểu được phần nào mầu nhiệm chiến thắng cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô.
Phụng vụ Giáo Hội diễn tả việc Đức Kitô tiến vào bóng đêm của cái chết qua những lời trong Thánh Vịnh 23(24): “Hãy cất đầu lên, Cửa hỡi! Hãy vươn cao lên nữa, hỡi cửa ngàn xưa!”
Những cánh cửa sự chết đã bị đóng lại, không một ai có thể thoát ra khỏi đó. Không có một chìa khóa nào có thể mở được những cánh cửa như thế. Nhưng Đức Kitô đã có được chiếc chìa khóa. Thập Giá của Người đã mở toang những cánh cửa sự chết. Những cánh cửa sự chết đó không còn ngăn chận được ai nữa. Thập giá, Tình Yêu mãnh liệt của Người, là chìa khóa mở toang những cánh cửa đó. Tình yêu của Người mạnh hơn sự chết.
Đây chính là niềm vui Phục Sinh: chúng ta được giải thoát. Trong sự sống lại của Đức Kitô, tình yêu được chứng minh mạnh hơn sự chết, mạnh hơn sự dữ.
Anh chị em thân mến,
“Di Dân và việc Tái Truyền Giảng Tin Mừng” là chủ đề mà Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã chọn cho Ngày thế giới về Người Di dân và Tị nạn năm nay.
Thật sự, thời đại ngày hôm nay kêu gọi Giáo Hội dấn thân vào việc Tái Truyền Giảng Tin Mừng đối với một hiện tượng phức tạp và rộng lớn của việc con người đang dịch chuyển từ vùng này sang vùng khác. Điều này làm cho Giáo Hội cần phải tăng cường hơn nữa sứ vụ của mình, cả trong những miền lần đầu tiên Tin Mừng được rao giảng, cũng như trong những xứ sở mà Tin Mừng đã được truyền giảng từ rất lâu đời.
Trong bối cảnh thế tục hóa hiện nay, thật không có gì ngạc nhiên, khi mà những người di dân đã được biết đến Đức Kitô, đang phải chịu một sức ép đối với việc tin nhận Đức Kitô chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời họ. Họ đang đánh mất ý nghĩa Đức tin nơi mình; họ không còn nhận ra chính mình như là một thành phần của Giáo Hội; và họ không còn rập đời sống mình theo mẫu gương Chúa Kitô và Tin Mừng cùa Người nữa.
Lớn lên từ bối cảnh nông thôn, mang trên mình những đặc điểm Đức Tin người Kitô hữu, những người di dân di chuyển về các thành thị, nơi mà người Kitô hữu chỉ là một nhóm thiểu số, hay truyền thống đức tin lâu đời không còn là sự xác tín nơi cá nhân và công đồng nữa, nhưng thay vì đó, truyền thống đức tin lâu đời đã bị thu hẹp thành những sự kiện mang tính văn hóa.
Ở đây, Giáo Hội đang phải đối mặt với thách thức làm sao giúp đỡ những người di dân để củng cố đức tin của họ, ngay cả khi họ bị tước đoạt đi cái bản sắc văn hóa cội nguồn của họ, hay họ phải đối mặt với những thách thức làm sao nhận ra những phương cách mục vụ mới trong bối cảnh hiện tại.
Hiện tượng di dân ngày hôm nay cũng là một cơ hội theo ý Thiên Chúa quan phòng đối với viẹc rao giảng Tin Mừng cho thế giới đương thời.
Chính bản thân những người di dân có một vai trò đặc biệt trong việc rao truyền Tin Mừng, bởi vì, đến lượt mình, họ có thể trở thành “những sứ giả của Lời Thiên Chúa và những chứng nhân của Đức Kitô Phục sinh, và niềm hy vọng cho thế giới” (Tông Huấn Verbum Domini, # 105)
Các cộng đoàn Kitô hữu cần phải quan tâm đến những anh chị em công nhân di dân và gia đình của họ bằng cách đồng hành với họ, sát cánh bên họ bằng lời cầu nguyện, bằng tình liên đới và Đức Ái Kitô giáo, bằng cách củng cố cho nhau những gì làm cho cuộc sống thêm phong phú, tăng triển.
Các cộng đoàn Kitô hữu cần có một sự nhạy cảm đặc biệt đối với các thanh thiếu niên nam nữ, hãy quan tâm cách thích đáng đến những người trẻ của anh chị em di dân, cần hướng dẫn giúp họ phát triển văn hóa, và làm sao cho trái tim những người trẻ có một niềm say mê mạnh mẽ đối với chân lý và lòng khao khát gặp gỡ Thiên Chúa.
Chúng ta hãy khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria, “Mẹ La Vang”, cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để việc công bố niềm vui phục sinh của Đức Kitô mang lại niềm hy vọng cho những con người đang bước đi trên khắp mọi nẻo đường của thế giới hôm nay. Amen!
(Lm. Philip Tran Cong Thuan chuyển ngữ)
MỘT VÀI HÌNH ẢNH
Quang cảnh trong buổi lễ đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
Đức Tổng Giám Mục chủ tế Thánh lễ Phục Sinh cùng Đức Cha Tô-ma
Cha Quản hạt Giuse Nguyễn Văn Tăng (thứ hai bên trái sang)
Ca đoàn Tổng hợp giáo Xứ Lộc hòa và các em dự tu Giáo phận Xuân Lộc
(thuộc nhà dự tu Bình An, huyện Dĩ An, Bình Dương)
Theo Philiptran.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét