1. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17 tháng Hai
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17 tháng Hai, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã chào đón hàng trăm ngàn khách hành hương đông nghẹt Quảng trường Thánh Phêrô từ cửa sổ phòng làm việc của ngài.
Đức Thánh Cha nói:
"Cảm ơn anh chị em vì những lời cầu nguyện và những nâng đỡ anh chị em đã cho tôi thấy trong những ngày này. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em! "
Giữa những tràng pháo tay dài là những biểu ngữ rất lớn của anh chị em tín hữu Rôma cảm ơn Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 về tám năm triều đại giáo hoàng của ngài.
Trong bài giáo lý Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay, Đức Thánh Cha đã đề cập đến việc Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc. Ngài cũng giải thích ý nghĩa thực sự của Mùa Chay.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
"Giáo Hội, là mẹ và là thầy dạy của chúng ta, kêu gọi tất cả mọi thành viên trong Giáo Hội hãy canh tân tinh thần. Một lời kêu gọi tái tập trung năng lực của chúng ta hướng về Thiên Chúa, bỏ lại sau lưng niềm tự hào và ích kỷ để thay vào đó là một cuộc sống yêu thương nhau. Trong Năm Đức Tin, Mùa Chay là một cơ hội để tái khám phá đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa, như là một cơ sở cho cuộc đời của chúng ta và đời sống của Giáo Hội. "
Đức Thánh Cha còn có một buổi đọc kinh Truyền Tin chung với các tín hữu là vào Chúa Nhật tới 24 tháng Hai.
2. Tuần tĩnh tâm Mùa Chay của giáo triều Rôma
Sau buổi đọc kinh Truyền Tin, buổi chiều Chúa nhật, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đã bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa Chay cho đến sáng thứ Bẩy 23 tháng Hai.
Vị giảng thuyết trong kỳ tĩnh tâm này là Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa. Đề tài tổng quát của tuần tĩnh tâm hiện nay là “Nghệ thuật cầu nguyện, nghệ thuật tin. Tôn nhan Thiên Chúa và khuôn mặt con người trong kinh nguyện Thánh Vịnh”.
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, người Ý là một người rất tích cực hô hào việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Mỗi ngày trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay ngài đưa lên Twitter bản tóm lược những nội dung ngài trình bày trong nhà nguyện Redemptoris Mater của Vatican. Sau tuyên bố thoái vị của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, các cơ quan truyền thông đã tập trung một số lượng đông đảo các ký giả và máy móc để săn tin. Những tweets của ngài được đón nhận với lòng biết ơn của các cơ quan truyền thông.
Đức Hồng Y Ravasi năm nay 70 tuổi, là một học giả Kinh Thánh nổi tiếng, tác giả của rất nhiều sách báo, đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa hồi tháng 9 năm 2007. Ngài cũng là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về tiếng Latinh. Năm 2007, ngài được ủy thác nhiệm vụ soạn các bài suy niệm cho buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể do Đức Thánh Cha chủ sự tối thứ sáu Tuần Thánh tại hí trường Colosseo ở Roma.
John Allen phóng viên thường trú của tờ National Catholic Reporter đi xa đến mức cho rằng những bài suy niệm của ngài trong tuần tĩnh tâm này sẽ gây một ấn tượng mạnh mẽ trong giáo triều Rôma. Vì thế, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi là một trong những vị có nhiều khả năng kế vị Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
Hiện nay, giới truyền thông trên khắp thế giới đang thi đua đồn đoán xem vị Hồng Y nào sẽ là Giáo Hoàng tương lai. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng trong kỳ bầu Giáo Hoàng hồi tháng 8 năm 1978, không một cơ quan truyền thông nào đã đoán trúng Đức Hồng Y Albino Luciani được bầu làm Giáo Hoàng Gioan Phaolô I và tháng 10 năm đó, cũng không có cơ quan truyền thông nào dám tiên đoán là Đức Karol Józef Wojtyła sẽ là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chính John Allen cũng đã không đặt Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trong danh sách các vị có thể đắc cử Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện tháng Tư 2005.
Gần đây, các ký giả Hoa Kỳ tiên đoán rằng Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ đắc cử Giáo Hoàng. Trả lời các ký giả bao quanh mình sau thánh lễ Chúa Nhật 17 tháng 2 tại nhà thờ St. Patrick ở New York, Đức Hồng Y cười nói rằng: “Mấy người nào đoán như thế thì là những người hút cần sa rồi nằm mơ giữa ban ngày.”
Cuộc tĩnh tâm khai mạc lúc 6 giờ chiều với nghi thức đặt Mình Thánh Chúa, hát Kinh Chiều, sau đó là bài suy niệm mở đầu của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chầu Thánh Thể và phép lành Mình Thánh Chúa.
Trong bài suy niệm dẫn nhập, Đức Hồng Y Ravasi nói việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thoái vị và quy ẩn trong Đan viện Mẹ Giáo Hội ở nội thành Vatican trong cầu nguyện có thể xem như một Môise mới trong cuộc chiến đấu giữa Israel và quân lính Amelek.
Đức Hồng Y nói:
“Chúng ta đang ở trong thung lũng vây quanh bởi quân Amalek, nơi có bụi mù, lo âu, và bao nhiêu điều kinh khủng, nhưng chính nơi đây cũng có những giấc mơ và hy vọng vì ngay từ bây giờ chúng ta biết rằng trên núi có người chuyển cầu cho chúng ta”.
Đức Hồng Y Ravasi bày tỏ hy vọng là thỉnh thoảng sẽ có những vị trong giáo triều leo lên núi ấy để nâng đỡ cánh tay của ngài giang ra trong lúc cầu nguyện.
Tưởng cũng nên nhắc lại, chương 17, sách Xuất Hành kể lại rằng bao lâu Môisê giang tay cầu nguyện, thì Israel chiếm ưu thế so với quân đội của Amalek. Và nếu cánh tay của ông hạ xuống, thì Israel cũng bị yếu thế.
Đức Hồng Y Ravasi mô tả cuộc tĩnh tâm của giáo triều Roma hiện nay giống như để “giải thoát tâm hồn khỏi bụi bặm của sự đời, khỏi bùn nhơ của tội lỗi và cát bụi của sự tầm thường, khỏi những chuyện tầm phào mà tai chúng ta liên lỷ phải nghe trong những ngày nay”.
Vị thuyết giảng mời gọi mọi người hãy tạo nên sự thinh lặng trong tâm hồn, giải thoát mình khỏi bao nhiêu tiếng ồn ào của đời sống thường nhật. “Trong đức tin cũng như trong đức ái, sự thinh lặng thường hùng hồn hơn lời nói”
3. Ai Cập: đám đông tấn công nhà thờ
Một đám đông hàng trăm người Hồi Giáo truyền thống, thường gọi là Salafi, là những người Hồi Giáo chủ trương giữ đạo Hồi giống như cha ông của họ và sẵn sàng dùng bạo lực để bắt ép người khác theo đạo Hồi, đã bao vây một nhà thờ Coptic ngày 16 tháng 2. Họ đã ném đá vào nhà thờ, và châm lửa đốt. Vụ tấn công xảy ra ở Sarsena, một ngôi làng chỉ cách Cairo 60 dặm (khoảng 95km) về phía tây nam.
Linh mục Rafic Greiche, người phát ngôn của Giáo Hội Công giáo Coptic ở Ai Cập, nói với Đài phát thanh Vatican: “Các Kitô hữu cảm thấy không an toàn chút nào, nhất là hiện nay. Chúng tôi thiếu an ninh, và người dân đang mất tinh thần”.
4. Nhà báo Đức cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha suy giảm nhanh chóng
Ông Peter Seewald, một nhà báo Đức, người đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI dành cho một số cuộc phỏng vấn đã được viết thành sách, cho biết rằng sức khỏe của Đức Thánh Cha đang suy giảm nhanh chóng.
Nhà báo Seewald nói với tạp chí Focus của Đức rằng khi ông gặp riêng với Đức Thánh Cha cách đây vài tuần lễ, ông đã thấy Ngài kiệt sức. Theo ông, Đức Thánh Cha bị kém thính giác, và gần như là mù một mắt. Ông cũng nói rằng Đức Thánh Cha đã giảm trọng lượng, và các bộ y phục mới cần được sửa lại, cho hợp với thân mình giảm cân của Ngài.
Về vụ Vatileaks, ông Seewald cho biết Đức Thánh Cha nói: “Tôi không rơi vào một tình trạng như thể tuyệt vọng hoặc đau đớn khôn tả; tôi chỉ không thể hiểu được sự kiện này.. Tôi không hiểu nổi những lý do khiến cho Paolo Gabriele lấy trộm các tài liệu như vậy.. Tôi không hiểu nổi tâm lý của anh ta”.
Ông Seewald cũng nói rằng Đức Thánh Cha cho biết ngài tôn trọng sự độc lập của ngành công lý của Vatican và không can thiệp vào vụ xét xử người quản gia Phủ Giáo Hoàng .
Ông Seewald tiết lộ rằng chưa bao giờ ông thấy Đức Giáo Hoàng sức khỏe suy yếu như vậy. Ngài đã phải dốc toàn lực để hoàn thành cuốn thứ ba trong bộ sách “Đức Giêsu thành Nazareth”. Có lần ngài đã nói với ông “Đây là cuốn sách cuối cùng của tôi”
5. Vị giảng phòng Mùa Chay được đánh giá cao trong số các vị có khả năng làm Giáo Hoàng
Theo nhận xét của ký giả John Allen của tờ National Catholic Reporter, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, người đang giảng tuần tĩnh tâm Mùa Chay tại Vatican, là một trong các ứng viên hàng đầu để thay thế Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Ông nói rằng sự thành công của ngài trong tuần tĩnh tâm này có thể tạo một ấn tượng lâu dài trong số các Hồng Y của Giáo triều Rôma, là những vị sẽ bầu phiếu trong Mật nghị Hồng y vào tháng Ba tới.
Đức Hồng Y Ravasi, chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Văn hóa, là một học giả Kinh Thánh say mê nghiên cứu trí thức ở tầm vóc rộng, và có sở trường đưa ra quan điểm của mình theo cách thức không bình thường và kích thích sự suy nghĩ của người nghe. Ký giả Allen cho biết ông rất ngưỡng mộ Đức Hồng Y Ravasi. Tuần tĩnh tâm này khiến cho vị Hồng y người Ý trở thành chủ đề mới nhất trong một loạt các đồn đoán của giới báo chí xem vị nào có thể được bầu làm Giáo Hoàng.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Timothy Dolan của Tổng giáo phận New York đã bất ngờ bác bỏ tin đồn đoán rằng ngài có thể là người Mỹ đầu tiên được bầu làm Giáo Hoàng Rôma.
Phát biểu với các phóng viên sau khi ngài cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Thánh Patrick, Đức Hồng Y Dolan cười đùa với tin cho rằng một số người gọi ngài là một Giáo Hoàng tiềm tàng. Ngài nói: “Các tin này chắc chỉ đến từ những người đang hút cần sa mà thôi”.
6. Đức Thánh Cha tái bổ nhiệm các Hồng y giám sát ngân hàng Vatican
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã tái bổ nhiệm bốn trong năm Hồng y của Ủy ban giám sát hoạt động của Ngân hàng Vatican, tức Viện giáo vụ (IOR).
Đức Hồng Y Attilio Nicora không được tái bổ nhiệm vì ngài vừa được cử giữ chức Giám Đốc Cơ quan Thông Tin Tài Chính. Công việc mới của ngài là đảm bảo sự minh bạch trong tất cả các giao dịch tài chính - có thể tạo ra một cuộc xung đột lợi ích với công việc của Viện Giáo vụ (IOR), mà ngài đang giám sát. Người thay thế ngài là Hồng y Domenico Calcagno, Giám đốc Điều Hành Sản Nghiệp của Tòa thánh (APSA).
Bốn thành viên khác của Ủy ban giám sát là Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại liên tôn; Hồng y Odilo Schere của Tổng giáo phận Sao Paulo, Brazil; và Hồng y Telesphore Toppo của Tồng giáo phận Ranchi, Ấn Độ.
Luật sư người Đức, Ernst von Freyberg, đã được bổ nhiệm là Chủ tịch mới của ngân hàng Vatican, tức Viện giáo vụ (IOR).
Là một người Công giáo sùng đạo, một thành viên của các Hiệp sĩ Malta, và hoạt động tích cực trong nhiều hội liên doanh từ thiện, ông Von Freyberg là Chủ tịch gần đây nhất của tập đoàn Blohm and Voss ở Hamburg. Ông được bổ nhiệm sau một sự tìm kiếm lâu dài của công ty Spencer và Stuart là một công ty tuyển dụng giám đốc điều hành quốc tế, được ủy ban các Hồng y thuê tìm kiếm nhân tuyển thích hợp.
Luật sư Von Freyberg thay thế ông Ettore Gotti Tedeschi, người bị buộc rời chức chủ tịch Viện Giáo vụ (IOR) hồi tháng 5 năm 2012. Vị Tân Giám Đốc sẽ lãnh đạo một Viện từng là mục tiêu của cuộc tranh luận đáng kể trong các tháng gần đây. Cơ quan ngân hàng châu Âu đã buộc tội rằng Viện giáo vụ không duy trì các biện pháp bảo vệ thích hợp để ngăn chặn sự rửa tiền. Mặc dù Viện giáo vụ đã thiết lập những tiêu chuẩn mới cho sự minh bạch, các nhà quản lý Ý vẫn không hài lòng. Áp lực để cho Viện giáo vụ phải tuân theo các tiêu chuẩn châu Âu mới đã gây ra một số sự chống đối ở Vatican.
Thông báo của Vatican nói rằng tân chủ tịch của Viện giáo vụ được bổ nhiệm với sự ủng hộ hoàn toàn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, mặc dù Đức Thánh Cha đã không đích thân tiếp luật sư Von Freyberg trong những ngày xảy ra quá nhiều biến chuyển này.
7. Một phép lạ vừa được báo cáo, có thể dẫn đến việc phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Nhà báo Andrea Tornielli của tờ La Stampa cho hay Thánh bộ Phong thánh đã yêu cầu một ủy ban gồm các chuyên gia y tế hãy điều tra một phép lạ được báo cáo, có thể dẫn đến sự phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II.
Bằng chứng về phép lạ này đã được trình lên Thánh bộ cách đây nhiều tuần lễ, và hiện đã được chuyển qua Ủy ban kiểm tra y tế. Nếu cuối cùng Thánh bộ kết luận rằng sự chữa lành không thể giải thích được là một phép lạ, do sự chuyển cầu của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thì phép lạ này đủ để mở đường cho việc phong thánh cho ngài.
8. Phiến quân Syria bắt cóc hai linh mục
Hai linh mục Kitô giáo - một linh mục Công giáo Armenia và một linh mục Chính thống giáo Hi Lạp - đã bị bắt cóc bởi các phiến quân ở Syria.
Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Armenia, Boutros Marayat, của Tổng giáo phận Aleppo, nói với hãng tin Fides rằng ngài không rõ liệu các kẻ bắt cóc là đại diện cho lực lượng phiến quân, hoặc là những kẻ cướp hoạt động riêng lẻ. Giới chức Giáo Hội đang cố gắng liên lạc với các kẻ bắt cóc; cho đến nay chưa có yêu cầu đưa tiền chuộc nào cả.
Cha Michel Kayyal (Công giáo Armenia) và Cha Maher Mahfouz (Chính thống giáo Hi Lạp) đã bị các kẻ vũ trang bắt trên xe buýt trên đường từ Aleppo đến Damascus. Hai linh mục là những hành khách duy nhất trên xe buýt bị bắt cóc.
9. Đức Thánh Cha từ biệt Thủ tướng Ý, Mario Monti
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI và Thủ tướng Ý, Mario Monti, đã gặp nhau lần cuối cùng, trước khi Đức Thánh Cha thoái vị vào ngày 28 tháng 2.
Ngoài cuộc tiếp thủ tướng Monti, Đức Thánh Cha cũng đã đồng ý tiếp Tổng thống Ý Giorgio Napolitano. Trong thực tế, đây là các cuộc tiếp kiến duy nhất được Đức Thánh Cha đưa thêm vào lịch làm việc của Ngài, sau khi Ngài tuyên bố thoái vị. Tòa thánh Vatican nói rằng đây là một cách để thể hiện lòng biết ơn của Ngài với nước Ý và ngược lại.
Thủ tướng Mario Monti cảm ơn Đức Thánh Cha về tám năm triều đại giáo hoàng của Ngài.
Để làm quà, ông tặng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI ba bút mực, với màu đỏ, trắng và xanh lá cây, vốn đại diện cho màu sắc của lá cờ Ý. Đức Thánh Cha đã tặng ông một hình ảnh đóng khung của Vườn Vatican.
10. Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Guatemala, chuyến thăm chính thức cuối cùng của một lãnh đạo nhà nước
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp Tổng thống Guatemala Otto Perez Molina, và đây là chuyến thăm chính thức cuối cùng của một lãnh đạo nhà nước.
Trong cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận nhiều chủ đề quan trọng, trong đó có cuộc chiến chống ma túy, và tầm quan trọng của cuộc đối thoại với các nước láng giềng để đi đến một giải pháp chung với nhau.
Các chủ đề khác bao gồm việc nhập cư, vai trò của Giáo Hội trong xã hội Guatemala, và lẽ tất nhiên, quyết định thoái vị của Đức Thánh Cha.
Tổng thống OTTO Perez Molina nói:
"Tôi thấy Đức Thánh Cha có nhiều sự sáng suốt, nhiều sự xác tín, trách nhiệm và rất kiên định về quyết định mà ngài đã chọn".
Nhà lãnh đạo Guatemala cũng nói rằng Đức Thánh Cha xem ra vui vẻ và có sức khỏe tốt trong cuộc hội kiến. Ông nhắc lại rằng khoảnh khắc duy nhất của sự yếu kém sức khỏe là khi Ngài bước đi. Tuy nhiên, ông mô tả điều này là tự nhiên, do tuổi tác cao.
Vì Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ thoái vị vào ngày 28-2, Tổng thống Molina là vị lãnh đạo nhà nước cuối cùng đã hội kiến Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong một chuyến thăm chính thức.
Tổng thống OTTO Perez Molina nói thêm:
"Tôi đã nói với Ngài rằng chúng tôi hiểu, và đánh giá cao các nhân đức của ngài, sự khiêm tốn và trách nhiệm của Ngài để hướng dẫn Giáo Hội, và chúng tôi ủng hộ quyết định mà Ngài đã thực hiện".
Gần cuối cuộc hội kiến, vị lãnh đạo nước Guatemala ở Trung Mỹ dâng tặng Ngài ba món quà. Cây linh sam, một tượng điêu khắc Đức Mẹ Mai Khôi, bổn mạng của nước Guatemala, và một cuốn sách tem Công Giáo.
Tổng thống OTTO Perez Molina phát biểu:
"Đá ngọc bích xanh cũng là từ Guatemala, đó là một loại đá quý, và cũng đã được chạm trổ bởi các nghệ nhân Guatemala".
Có lẽ, món quà độc đáo nhất là tràng hạt được chạm khắc từ đá ngọc bích, loại đá quý được đánh giá rất cao bởi người Maya cổ đại.
Đổi lại, Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của Ngài, và một bản phác thảo của Quảng trường Thánh Phêrô trước khi hoàn thành.
11. Hồng y Barragan: Vị Giáo Hoàng kế tiếp cần có các phẩm tính như Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan đã tham gia vào Mật Nghị Hồng y bầu Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Đó là hồi tháng 4-2005. Ngài nói rằng Đức Thánh Cha đã rất bình tĩnh khi chấp nhận kế vị Thánh Phêrô cai quản Hội Thánh, cũng giống như bây giờ Ngài thoái vị vậy.
Vì Đức Hồng y đã qua tuổi 80, ngài sẽ không có mặt trong nhà nguyện Sistina lần này. Ngài nói rằng điều Giáo Hội cần hiện nay là sự minh bạch.
Đức Hồng y nói:
”Đức Thánh Cha đã quyết định thoái vị, bởi vì Ngài nói rằng Ngài không còn đủ sức khỏe để thực thi sứ vụ. Do đó, Đức Thánh Cha kế tiếp cần ít nhất các phẩm tính như Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, trước khi Ngài không còn đủ sức khỏe”.
Đức Hồng Y đã đi với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong chuyến tông du Mexico và Cuba hồi tháng 3 năm ngoái. Chuyến tông du được đánh dấu mãi mãi với bức ảnh này. Vào thời điểm đó, Đức Hồng Y đã không nghĩ Đức Thánh Cha có thể sẽ từ chức.
Đức Hồng y nói thêm:
"Đó là một quyết định cho thấy sự khiêm nhường lớn lao, lòng can đảm, sự kiên định tuyệt vời. Đó là một quyết định nói rằng “Chúa chúng ta đang hướng dẫn Giáo Hội”. Hy vọng rằng đây sẽ là quyết định tốt nhất cho Giáo Hội, như Đức Thánh Cha nói".
Đức Hồng y nói rằng bây giờ là lúc để xem xét tình hình của Giáo Hội, và cầu nguyện cho các Hồng y bầu ra vị Giáo Hoàng thích hợp để giải quyết các thách thức mới.
12. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tiếp tổng thống Rumani và Đức Hồng Y Bagnasco
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI kết thúc tuần lễ vừa qua với các cuộc tiếp kiến đã dự trù trước. Ngài đã tiếp Tổng thống Rumani, Traian Basescu. Đức Thánh Cha đã trao tặng tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của Ngài, và tổng thống dâng tặng Ngài một cuốn sách phong phú về Giáo Hội tại Romania. Theo Tòa Thánh Vatican, hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác ở châu Âu để giúp bảo vệ các giá trị chung.
Đức Thánh Cha cũng đã tiếp sáu Giám mục đến từ miền Liguria của Ý, trong đó có Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý.
Sau đó, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã tiếp các thành viên Hiệp hội Pro Preti Sede đến từ Bỉ, Luxemburg và Hà Lan; Hiệp hội này trợ giúp kinh tế hàng năm cho Tòa Thánh.
13. Nhân danh dân tộc Do Thái, xin cám ơn Đức Giáo Hoàng
Trong một lá thư vừa được báo chí tại Do Thái công bố, thủ tướng Do Thái đã nồng nhiệt cám ơn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 về triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Lá thư của thủ tướng Benjamin Netanyahu đề ngày 18 tháng Hai năm 2013 gởi đến Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 có đoạn viết:
"Nhân danh dân tộc Do Thái, tôi muốn cảm ơn ngài vì tất cả những gì ngài đã làm trong khả năng của mình với cương vị Giáo Hoàng để tăng cường mối quan hệ giữa Kitô hữu và người Do Thái, cũng như giữa Tòa Thánh và Nhà nước Do Thái".
"Tôi cũng cảm ơn ngài đã dũng cảm bảo vệ các giá trị của Do Thái giáo và Kitô giáo trong suốt triều giáo hoàng của mình. Tôi không chút nghi ngờ rằng những giá trị ấy là rất quan trọng để xây dựng một thế giới tân tiến, và là thiết yếu để đảm bảo một tương lai an ninh, thịnh vượng và hòa bình."
14. Nội dung các bài chia sẻ trong tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma
Chiều ngày 18 tháng Hai, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, vị thuyết giảng trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm cho Đức Giáo Hoàng và các nhà lãnh đạo của Giáo triều Rôma, đã nói về đề tài “Mạc khải của Thiên Chúa trong Phụng Vụ”.
Đức Hồng Y Ravasi trình bày những suy tư của ngài về "sự cần thiết phải phân tích sâu hơn con tim, để việc thờ phượng không trở thành một nghi thức bề ngoài, như tiên tri Isaia đã cảnh cáo khi nói rằng Thiên Chúa ghét những trò cúng dường và lễ vật"
"Cái nhìn thẳng đứng hướng về Thiên Chúa và cái nhìn ngang đối với anh em chúng ta là hai chiều kích của phụng vụ phải được giữ cân bằng”.
Sáng hôm 19, Đức Hồng Y Ravasi, trích dẫn Thánh Vịnh 136 và 117, đã đề cập đến mạc khải của Thiên Chúa trong lịch sử. "Lịch sử là và luôn luôn là nơi thích hợp cho chúng ta tìm kiếm Chúa, là Thiên Chúa của chúng ta, dù cho nó có là một vùng đất của những vụ tai tiếng, hay ngay cả khi nó là một vùng đất trong đó chúng ta chứng kiến sự im lặng của Thiên Chúa hay sự bội giáo của con người".
“Chúng ta không phải là những sản phẩm của tình cờ. Vâng hy vọng của chúng ta vươn lên từ niềm tin rằng lịch sử không phải là một chuỗi những biến cố vô nghĩa”.
VietCatholic Network2/21/2013
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17 tháng Hai, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã chào đón hàng trăm ngàn khách hành hương đông nghẹt Quảng trường Thánh Phêrô từ cửa sổ phòng làm việc của ngài.
"Cảm ơn anh chị em vì những lời cầu nguyện và những nâng đỡ anh chị em đã cho tôi thấy trong những ngày này. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em! "
Giữa những tràng pháo tay dài là những biểu ngữ rất lớn của anh chị em tín hữu Rôma cảm ơn Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 về tám năm triều đại giáo hoàng của ngài.
Trong bài giáo lý Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay, Đức Thánh Cha đã đề cập đến việc Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc. Ngài cũng giải thích ý nghĩa thực sự của Mùa Chay.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
"Giáo Hội, là mẹ và là thầy dạy của chúng ta, kêu gọi tất cả mọi thành viên trong Giáo Hội hãy canh tân tinh thần. Một lời kêu gọi tái tập trung năng lực của chúng ta hướng về Thiên Chúa, bỏ lại sau lưng niềm tự hào và ích kỷ để thay vào đó là một cuộc sống yêu thương nhau. Trong Năm Đức Tin, Mùa Chay là một cơ hội để tái khám phá đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa, như là một cơ sở cho cuộc đời của chúng ta và đời sống của Giáo Hội. "
Đức Thánh Cha còn có một buổi đọc kinh Truyền Tin chung với các tín hữu là vào Chúa Nhật tới 24 tháng Hai.
2. Tuần tĩnh tâm Mùa Chay của giáo triều Rôma
Sau buổi đọc kinh Truyền Tin, buổi chiều Chúa nhật, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đã bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa Chay cho đến sáng thứ Bẩy 23 tháng Hai.
Vị giảng thuyết trong kỳ tĩnh tâm này là Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa. Đề tài tổng quát của tuần tĩnh tâm hiện nay là “Nghệ thuật cầu nguyện, nghệ thuật tin. Tôn nhan Thiên Chúa và khuôn mặt con người trong kinh nguyện Thánh Vịnh”.
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, người Ý là một người rất tích cực hô hào việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Mỗi ngày trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay ngài đưa lên Twitter bản tóm lược những nội dung ngài trình bày trong nhà nguyện Redemptoris Mater của Vatican. Sau tuyên bố thoái vị của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, các cơ quan truyền thông đã tập trung một số lượng đông đảo các ký giả và máy móc để săn tin. Những tweets của ngài được đón nhận với lòng biết ơn của các cơ quan truyền thông.
Đức Hồng Y Ravasi năm nay 70 tuổi, là một học giả Kinh Thánh nổi tiếng, tác giả của rất nhiều sách báo, đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa hồi tháng 9 năm 2007. Ngài cũng là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về tiếng Latinh. Năm 2007, ngài được ủy thác nhiệm vụ soạn các bài suy niệm cho buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể do Đức Thánh Cha chủ sự tối thứ sáu Tuần Thánh tại hí trường Colosseo ở Roma.
John Allen phóng viên thường trú của tờ National Catholic Reporter đi xa đến mức cho rằng những bài suy niệm của ngài trong tuần tĩnh tâm này sẽ gây một ấn tượng mạnh mẽ trong giáo triều Rôma. Vì thế, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi là một trong những vị có nhiều khả năng kế vị Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
Hiện nay, giới truyền thông trên khắp thế giới đang thi đua đồn đoán xem vị Hồng Y nào sẽ là Giáo Hoàng tương lai. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng trong kỳ bầu Giáo Hoàng hồi tháng 8 năm 1978, không một cơ quan truyền thông nào đã đoán trúng Đức Hồng Y Albino Luciani được bầu làm Giáo Hoàng Gioan Phaolô I và tháng 10 năm đó, cũng không có cơ quan truyền thông nào dám tiên đoán là Đức Karol Józef Wojtyła sẽ là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chính John Allen cũng đã không đặt Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trong danh sách các vị có thể đắc cử Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện tháng Tư 2005.
Gần đây, các ký giả Hoa Kỳ tiên đoán rằng Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ đắc cử Giáo Hoàng. Trả lời các ký giả bao quanh mình sau thánh lễ Chúa Nhật 17 tháng 2 tại nhà thờ St. Patrick ở New York, Đức Hồng Y cười nói rằng: “Mấy người nào đoán như thế thì là những người hút cần sa rồi nằm mơ giữa ban ngày.”
Cuộc tĩnh tâm khai mạc lúc 6 giờ chiều với nghi thức đặt Mình Thánh Chúa, hát Kinh Chiều, sau đó là bài suy niệm mở đầu của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chầu Thánh Thể và phép lành Mình Thánh Chúa.
Trong bài suy niệm dẫn nhập, Đức Hồng Y Ravasi nói việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thoái vị và quy ẩn trong Đan viện Mẹ Giáo Hội ở nội thành Vatican trong cầu nguyện có thể xem như một Môise mới trong cuộc chiến đấu giữa Israel và quân lính Amelek.
Đức Hồng Y nói:
“Chúng ta đang ở trong thung lũng vây quanh bởi quân Amalek, nơi có bụi mù, lo âu, và bao nhiêu điều kinh khủng, nhưng chính nơi đây cũng có những giấc mơ và hy vọng vì ngay từ bây giờ chúng ta biết rằng trên núi có người chuyển cầu cho chúng ta”.
Đức Hồng Y Ravasi bày tỏ hy vọng là thỉnh thoảng sẽ có những vị trong giáo triều leo lên núi ấy để nâng đỡ cánh tay của ngài giang ra trong lúc cầu nguyện.
Tưởng cũng nên nhắc lại, chương 17, sách Xuất Hành kể lại rằng bao lâu Môisê giang tay cầu nguyện, thì Israel chiếm ưu thế so với quân đội của Amalek. Và nếu cánh tay của ông hạ xuống, thì Israel cũng bị yếu thế.
Đức Hồng Y Ravasi mô tả cuộc tĩnh tâm của giáo triều Roma hiện nay giống như để “giải thoát tâm hồn khỏi bụi bặm của sự đời, khỏi bùn nhơ của tội lỗi và cát bụi của sự tầm thường, khỏi những chuyện tầm phào mà tai chúng ta liên lỷ phải nghe trong những ngày nay”.
Vị thuyết giảng mời gọi mọi người hãy tạo nên sự thinh lặng trong tâm hồn, giải thoát mình khỏi bao nhiêu tiếng ồn ào của đời sống thường nhật. “Trong đức tin cũng như trong đức ái, sự thinh lặng thường hùng hồn hơn lời nói”
3. Ai Cập: đám đông tấn công nhà thờ
Một đám đông hàng trăm người Hồi Giáo truyền thống, thường gọi là Salafi, là những người Hồi Giáo chủ trương giữ đạo Hồi giống như cha ông của họ và sẵn sàng dùng bạo lực để bắt ép người khác theo đạo Hồi, đã bao vây một nhà thờ Coptic ngày 16 tháng 2. Họ đã ném đá vào nhà thờ, và châm lửa đốt. Vụ tấn công xảy ra ở Sarsena, một ngôi làng chỉ cách Cairo 60 dặm (khoảng 95km) về phía tây nam.
Linh mục Rafic Greiche, người phát ngôn của Giáo Hội Công giáo Coptic ở Ai Cập, nói với Đài phát thanh Vatican: “Các Kitô hữu cảm thấy không an toàn chút nào, nhất là hiện nay. Chúng tôi thiếu an ninh, và người dân đang mất tinh thần”.
4. Nhà báo Đức cho biết sức khỏe của Đức Thánh Cha suy giảm nhanh chóng
Ông Peter Seewald, một nhà báo Đức, người đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI dành cho một số cuộc phỏng vấn đã được viết thành sách, cho biết rằng sức khỏe của Đức Thánh Cha đang suy giảm nhanh chóng.
Nhà báo Seewald nói với tạp chí Focus của Đức rằng khi ông gặp riêng với Đức Thánh Cha cách đây vài tuần lễ, ông đã thấy Ngài kiệt sức. Theo ông, Đức Thánh Cha bị kém thính giác, và gần như là mù một mắt. Ông cũng nói rằng Đức Thánh Cha đã giảm trọng lượng, và các bộ y phục mới cần được sửa lại, cho hợp với thân mình giảm cân của Ngài.
Về vụ Vatileaks, ông Seewald cho biết Đức Thánh Cha nói: “Tôi không rơi vào một tình trạng như thể tuyệt vọng hoặc đau đớn khôn tả; tôi chỉ không thể hiểu được sự kiện này.. Tôi không hiểu nổi những lý do khiến cho Paolo Gabriele lấy trộm các tài liệu như vậy.. Tôi không hiểu nổi tâm lý của anh ta”.
Ông Seewald cũng nói rằng Đức Thánh Cha cho biết ngài tôn trọng sự độc lập của ngành công lý của Vatican và không can thiệp vào vụ xét xử người quản gia Phủ Giáo Hoàng .
Ông Seewald tiết lộ rằng chưa bao giờ ông thấy Đức Giáo Hoàng sức khỏe suy yếu như vậy. Ngài đã phải dốc toàn lực để hoàn thành cuốn thứ ba trong bộ sách “Đức Giêsu thành Nazareth”. Có lần ngài đã nói với ông “Đây là cuốn sách cuối cùng của tôi”
5. Vị giảng phòng Mùa Chay được đánh giá cao trong số các vị có khả năng làm Giáo Hoàng
Theo nhận xét của ký giả John Allen của tờ National Catholic Reporter, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, người đang giảng tuần tĩnh tâm Mùa Chay tại Vatican, là một trong các ứng viên hàng đầu để thay thế Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Ông nói rằng sự thành công của ngài trong tuần tĩnh tâm này có thể tạo một ấn tượng lâu dài trong số các Hồng Y của Giáo triều Rôma, là những vị sẽ bầu phiếu trong Mật nghị Hồng y vào tháng Ba tới.
Đức Hồng Y Ravasi, chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Văn hóa, là một học giả Kinh Thánh say mê nghiên cứu trí thức ở tầm vóc rộng, và có sở trường đưa ra quan điểm của mình theo cách thức không bình thường và kích thích sự suy nghĩ của người nghe. Ký giả Allen cho biết ông rất ngưỡng mộ Đức Hồng Y Ravasi. Tuần tĩnh tâm này khiến cho vị Hồng y người Ý trở thành chủ đề mới nhất trong một loạt các đồn đoán của giới báo chí xem vị nào có thể được bầu làm Giáo Hoàng.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Timothy Dolan của Tổng giáo phận New York đã bất ngờ bác bỏ tin đồn đoán rằng ngài có thể là người Mỹ đầu tiên được bầu làm Giáo Hoàng Rôma.
Phát biểu với các phóng viên sau khi ngài cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Thánh Patrick, Đức Hồng Y Dolan cười đùa với tin cho rằng một số người gọi ngài là một Giáo Hoàng tiềm tàng. Ngài nói: “Các tin này chắc chỉ đến từ những người đang hút cần sa mà thôi”.
6. Đức Thánh Cha tái bổ nhiệm các Hồng y giám sát ngân hàng Vatican
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã tái bổ nhiệm bốn trong năm Hồng y của Ủy ban giám sát hoạt động của Ngân hàng Vatican, tức Viện giáo vụ (IOR).
Đức Hồng Y Attilio Nicora không được tái bổ nhiệm vì ngài vừa được cử giữ chức Giám Đốc Cơ quan Thông Tin Tài Chính. Công việc mới của ngài là đảm bảo sự minh bạch trong tất cả các giao dịch tài chính - có thể tạo ra một cuộc xung đột lợi ích với công việc của Viện Giáo vụ (IOR), mà ngài đang giám sát. Người thay thế ngài là Hồng y Domenico Calcagno, Giám đốc Điều Hành Sản Nghiệp của Tòa thánh (APSA).
Bốn thành viên khác của Ủy ban giám sát là Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại liên tôn; Hồng y Odilo Schere của Tổng giáo phận Sao Paulo, Brazil; và Hồng y Telesphore Toppo của Tồng giáo phận Ranchi, Ấn Độ.
Luật sư người Đức, Ernst von Freyberg, đã được bổ nhiệm là Chủ tịch mới của ngân hàng Vatican, tức Viện giáo vụ (IOR).
Là một người Công giáo sùng đạo, một thành viên của các Hiệp sĩ Malta, và hoạt động tích cực trong nhiều hội liên doanh từ thiện, ông Von Freyberg là Chủ tịch gần đây nhất của tập đoàn Blohm and Voss ở Hamburg. Ông được bổ nhiệm sau một sự tìm kiếm lâu dài của công ty Spencer và Stuart là một công ty tuyển dụng giám đốc điều hành quốc tế, được ủy ban các Hồng y thuê tìm kiếm nhân tuyển thích hợp.
Luật sư Von Freyberg thay thế ông Ettore Gotti Tedeschi, người bị buộc rời chức chủ tịch Viện Giáo vụ (IOR) hồi tháng 5 năm 2012. Vị Tân Giám Đốc sẽ lãnh đạo một Viện từng là mục tiêu của cuộc tranh luận đáng kể trong các tháng gần đây. Cơ quan ngân hàng châu Âu đã buộc tội rằng Viện giáo vụ không duy trì các biện pháp bảo vệ thích hợp để ngăn chặn sự rửa tiền. Mặc dù Viện giáo vụ đã thiết lập những tiêu chuẩn mới cho sự minh bạch, các nhà quản lý Ý vẫn không hài lòng. Áp lực để cho Viện giáo vụ phải tuân theo các tiêu chuẩn châu Âu mới đã gây ra một số sự chống đối ở Vatican.
Thông báo của Vatican nói rằng tân chủ tịch của Viện giáo vụ được bổ nhiệm với sự ủng hộ hoàn toàn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, mặc dù Đức Thánh Cha đã không đích thân tiếp luật sư Von Freyberg trong những ngày xảy ra quá nhiều biến chuyển này.
7. Một phép lạ vừa được báo cáo, có thể dẫn đến việc phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Nhà báo Andrea Tornielli của tờ La Stampa cho hay Thánh bộ Phong thánh đã yêu cầu một ủy ban gồm các chuyên gia y tế hãy điều tra một phép lạ được báo cáo, có thể dẫn đến sự phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II.
Bằng chứng về phép lạ này đã được trình lên Thánh bộ cách đây nhiều tuần lễ, và hiện đã được chuyển qua Ủy ban kiểm tra y tế. Nếu cuối cùng Thánh bộ kết luận rằng sự chữa lành không thể giải thích được là một phép lạ, do sự chuyển cầu của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thì phép lạ này đủ để mở đường cho việc phong thánh cho ngài.
8. Phiến quân Syria bắt cóc hai linh mục
Hai linh mục Kitô giáo - một linh mục Công giáo Armenia và một linh mục Chính thống giáo Hi Lạp - đã bị bắt cóc bởi các phiến quân ở Syria.
Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Armenia, Boutros Marayat, của Tổng giáo phận Aleppo, nói với hãng tin Fides rằng ngài không rõ liệu các kẻ bắt cóc là đại diện cho lực lượng phiến quân, hoặc là những kẻ cướp hoạt động riêng lẻ. Giới chức Giáo Hội đang cố gắng liên lạc với các kẻ bắt cóc; cho đến nay chưa có yêu cầu đưa tiền chuộc nào cả.
Cha Michel Kayyal (Công giáo Armenia) và Cha Maher Mahfouz (Chính thống giáo Hi Lạp) đã bị các kẻ vũ trang bắt trên xe buýt trên đường từ Aleppo đến Damascus. Hai linh mục là những hành khách duy nhất trên xe buýt bị bắt cóc.
9. Đức Thánh Cha từ biệt Thủ tướng Ý, Mario Monti
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI và Thủ tướng Ý, Mario Monti, đã gặp nhau lần cuối cùng, trước khi Đức Thánh Cha thoái vị vào ngày 28 tháng 2.
Ngoài cuộc tiếp thủ tướng Monti, Đức Thánh Cha cũng đã đồng ý tiếp Tổng thống Ý Giorgio Napolitano. Trong thực tế, đây là các cuộc tiếp kiến duy nhất được Đức Thánh Cha đưa thêm vào lịch làm việc của Ngài, sau khi Ngài tuyên bố thoái vị. Tòa thánh Vatican nói rằng đây là một cách để thể hiện lòng biết ơn của Ngài với nước Ý và ngược lại.
Thủ tướng Mario Monti cảm ơn Đức Thánh Cha về tám năm triều đại giáo hoàng của Ngài.
Để làm quà, ông tặng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI ba bút mực, với màu đỏ, trắng và xanh lá cây, vốn đại diện cho màu sắc của lá cờ Ý. Đức Thánh Cha đã tặng ông một hình ảnh đóng khung của Vườn Vatican.
10. Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Guatemala, chuyến thăm chính thức cuối cùng của một lãnh đạo nhà nước
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp Tổng thống Guatemala Otto Perez Molina, và đây là chuyến thăm chính thức cuối cùng của một lãnh đạo nhà nước.
Trong cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận nhiều chủ đề quan trọng, trong đó có cuộc chiến chống ma túy, và tầm quan trọng của cuộc đối thoại với các nước láng giềng để đi đến một giải pháp chung với nhau.
Các chủ đề khác bao gồm việc nhập cư, vai trò của Giáo Hội trong xã hội Guatemala, và lẽ tất nhiên, quyết định thoái vị của Đức Thánh Cha.
Tổng thống OTTO Perez Molina nói:
"Tôi thấy Đức Thánh Cha có nhiều sự sáng suốt, nhiều sự xác tín, trách nhiệm và rất kiên định về quyết định mà ngài đã chọn".
Nhà lãnh đạo Guatemala cũng nói rằng Đức Thánh Cha xem ra vui vẻ và có sức khỏe tốt trong cuộc hội kiến. Ông nhắc lại rằng khoảnh khắc duy nhất của sự yếu kém sức khỏe là khi Ngài bước đi. Tuy nhiên, ông mô tả điều này là tự nhiên, do tuổi tác cao.
Vì Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ thoái vị vào ngày 28-2, Tổng thống Molina là vị lãnh đạo nhà nước cuối cùng đã hội kiến Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong một chuyến thăm chính thức.
Tổng thống OTTO Perez Molina nói thêm:
"Tôi đã nói với Ngài rằng chúng tôi hiểu, và đánh giá cao các nhân đức của ngài, sự khiêm tốn và trách nhiệm của Ngài để hướng dẫn Giáo Hội, và chúng tôi ủng hộ quyết định mà Ngài đã thực hiện".
Gần cuối cuộc hội kiến, vị lãnh đạo nước Guatemala ở Trung Mỹ dâng tặng Ngài ba món quà. Cây linh sam, một tượng điêu khắc Đức Mẹ Mai Khôi, bổn mạng của nước Guatemala, và một cuốn sách tem Công Giáo.
Tổng thống OTTO Perez Molina phát biểu:
"Đá ngọc bích xanh cũng là từ Guatemala, đó là một loại đá quý, và cũng đã được chạm trổ bởi các nghệ nhân Guatemala".
Có lẽ, món quà độc đáo nhất là tràng hạt được chạm khắc từ đá ngọc bích, loại đá quý được đánh giá rất cao bởi người Maya cổ đại.
Đổi lại, Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của Ngài, và một bản phác thảo của Quảng trường Thánh Phêrô trước khi hoàn thành.
11. Hồng y Barragan: Vị Giáo Hoàng kế tiếp cần có các phẩm tính như Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan đã tham gia vào Mật Nghị Hồng y bầu Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Đó là hồi tháng 4-2005. Ngài nói rằng Đức Thánh Cha đã rất bình tĩnh khi chấp nhận kế vị Thánh Phêrô cai quản Hội Thánh, cũng giống như bây giờ Ngài thoái vị vậy.
Vì Đức Hồng y đã qua tuổi 80, ngài sẽ không có mặt trong nhà nguyện Sistina lần này. Ngài nói rằng điều Giáo Hội cần hiện nay là sự minh bạch.
Đức Hồng y nói:
”Đức Thánh Cha đã quyết định thoái vị, bởi vì Ngài nói rằng Ngài không còn đủ sức khỏe để thực thi sứ vụ. Do đó, Đức Thánh Cha kế tiếp cần ít nhất các phẩm tính như Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, trước khi Ngài không còn đủ sức khỏe”.
Đức Hồng Y đã đi với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong chuyến tông du Mexico và Cuba hồi tháng 3 năm ngoái. Chuyến tông du được đánh dấu mãi mãi với bức ảnh này. Vào thời điểm đó, Đức Hồng Y đã không nghĩ Đức Thánh Cha có thể sẽ từ chức.
Đức Hồng y nói thêm:
"Đó là một quyết định cho thấy sự khiêm nhường lớn lao, lòng can đảm, sự kiên định tuyệt vời. Đó là một quyết định nói rằng “Chúa chúng ta đang hướng dẫn Giáo Hội”. Hy vọng rằng đây sẽ là quyết định tốt nhất cho Giáo Hội, như Đức Thánh Cha nói".
Đức Hồng y nói rằng bây giờ là lúc để xem xét tình hình của Giáo Hội, và cầu nguyện cho các Hồng y bầu ra vị Giáo Hoàng thích hợp để giải quyết các thách thức mới.
12. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tiếp tổng thống Rumani và Đức Hồng Y Bagnasco
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI kết thúc tuần lễ vừa qua với các cuộc tiếp kiến đã dự trù trước. Ngài đã tiếp Tổng thống Rumani, Traian Basescu. Đức Thánh Cha đã trao tặng tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của Ngài, và tổng thống dâng tặng Ngài một cuốn sách phong phú về Giáo Hội tại Romania. Theo Tòa Thánh Vatican, hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác ở châu Âu để giúp bảo vệ các giá trị chung.
Đức Thánh Cha cũng đã tiếp sáu Giám mục đến từ miền Liguria của Ý, trong đó có Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý.
Sau đó, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã tiếp các thành viên Hiệp hội Pro Preti Sede đến từ Bỉ, Luxemburg và Hà Lan; Hiệp hội này trợ giúp kinh tế hàng năm cho Tòa Thánh.
13. Nhân danh dân tộc Do Thái, xin cám ơn Đức Giáo Hoàng
Trong một lá thư vừa được báo chí tại Do Thái công bố, thủ tướng Do Thái đã nồng nhiệt cám ơn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 về triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Lá thư của thủ tướng Benjamin Netanyahu đề ngày 18 tháng Hai năm 2013 gởi đến Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 có đoạn viết:
"Nhân danh dân tộc Do Thái, tôi muốn cảm ơn ngài vì tất cả những gì ngài đã làm trong khả năng của mình với cương vị Giáo Hoàng để tăng cường mối quan hệ giữa Kitô hữu và người Do Thái, cũng như giữa Tòa Thánh và Nhà nước Do Thái".
"Tôi cũng cảm ơn ngài đã dũng cảm bảo vệ các giá trị của Do Thái giáo và Kitô giáo trong suốt triều giáo hoàng của mình. Tôi không chút nghi ngờ rằng những giá trị ấy là rất quan trọng để xây dựng một thế giới tân tiến, và là thiết yếu để đảm bảo một tương lai an ninh, thịnh vượng và hòa bình."
14. Nội dung các bài chia sẻ trong tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma
Chiều ngày 18 tháng Hai, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, vị thuyết giảng trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm cho Đức Giáo Hoàng và các nhà lãnh đạo của Giáo triều Rôma, đã nói về đề tài “Mạc khải của Thiên Chúa trong Phụng Vụ”.
Đức Hồng Y Ravasi trình bày những suy tư của ngài về "sự cần thiết phải phân tích sâu hơn con tim, để việc thờ phượng không trở thành một nghi thức bề ngoài, như tiên tri Isaia đã cảnh cáo khi nói rằng Thiên Chúa ghét những trò cúng dường và lễ vật"
"Cái nhìn thẳng đứng hướng về Thiên Chúa và cái nhìn ngang đối với anh em chúng ta là hai chiều kích của phụng vụ phải được giữ cân bằng”.
Sáng hôm 19, Đức Hồng Y Ravasi, trích dẫn Thánh Vịnh 136 và 117, đã đề cập đến mạc khải của Thiên Chúa trong lịch sử. "Lịch sử là và luôn luôn là nơi thích hợp cho chúng ta tìm kiếm Chúa, là Thiên Chúa của chúng ta, dù cho nó có là một vùng đất của những vụ tai tiếng, hay ngay cả khi nó là một vùng đất trong đó chúng ta chứng kiến sự im lặng của Thiên Chúa hay sự bội giáo của con người".
“Chúng ta không phải là những sản phẩm của tình cờ. Vâng hy vọng của chúng ta vươn lên từ niềm tin rằng lịch sử không phải là một chuỗi những biến cố vô nghĩa”.
VietCatholic Network2/21/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét