VATICAN - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI được mọi người yêu mến không chỉ vì Ngài là Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, Vị Đại Diện hữu hình của Chúa Kitô, mà còn ở sự uyên bác, khiêm nhường và tình yêu cao thượng của Ngài. Chiều hôm nay, Chúa Nhật 03.03.2013, sau khi hoàn thành công việc mục vụ, bản thân vẫn thấy còn thiêu thiếu một cái gì đó. Hóa ra là một món ăn tinh thần đã thành thói quen, một trưa Chúa Nhật đầu tiên vắng bóng dáng vị chủ chăn cùng với khách hành hương đọc Kinh Truyền Tin.
Khi không còn có được như thế nữa thì mới khiến cho cá nhân cảm thấy nhớ nhung và bắt đầu suy nghĩ về những gì mà Đức Thánh Cha đã gầy dựng và đóng góp cho Giáo Hội nói riêng và nhân loại nói chung.
Những năm đầu thập niên 80, tôi cần chuẩn bị để được rước lễ lần đầu. Lúc đó, chưa có sách Giáo Lý thành ra chỉ có đọc thuộc kinh chiều hôm ban sáng và bổn đồng ấu. Đầu thập niên 90, dưới thời Đức Hồng Y Ratzinger làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo được ra đời. Ngay cuối thập niên đó và những năm tiếp theo, khi đi thực tập mục vụ tại giáo xứ, tôi phụ trách dạy Giáo Lý cho các thiếu nhi, chuẩn bị giáo án cùng với các giáo lý viên, hay hướng dẫn các tân tòng. Lúc ấy, cuốn Giáo Lý này trở nên rất gần gũi trong công việc giảng dạy. Tuy nhiên, tôi còn chưa biết nhiều về Hồng Y Ratzinger.
Lần đầu tiên có được ấn tượng về Ngài đó là khi tham dự kỳ Quốc Tế Giới Trẻ năm 2005 tại Cologne, Liên Bang Đức. Trong dịp ấy, có lần ĐTC Bênêđictô XVI đi trên dòng sông Rhin bằng con tàu để chào các bạn trẻ từ khắp thế giới về đứng bên hai bờ sông. Buổi tối trước khi Đại Hội kết thúc, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi canh thức cùng với các bạn trẻ. Một buổi tối không thể nào quên và đặc biệt là đêm hôm đó, khoảng 700 ngàn người trẻ đều ngủ tại chỗ nơi cánh đồng rộng lớn được sự dụng làm nơi quy tụ. Sáng hôm sau, tất cả tham dự thánh lễ bế mạc cùng với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Một năm sau đó, vào dịp nghỉ Phục Sinh 2006, các đại chủng sinh giai đoạn thần học của Đại Chủng Viện Lyon chúng tôi có dịp hành hương tham quan Roma một tuần. Trong dịp này, chúng tôi cũng được tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha vào thứ Tư hàng tuần.
Rồi đến cuối năm đó, tôi được chịu chức phó tế. Có thể nói rất đặc biệt, vì đây là sự hội tụ của 3 danh xưng Bênêđictô trong 1 biến cố của ngày lễ chịu chức, tại nhà thờ thánh Bênêđictô ở Cluny (trước đây là một đan viện Biển Đức nổi tiếng vào thời trung cổ), do đức cha Bênêđic tô, giám mục giáo phận chủ tế thánh lễ truyền chức, và dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Trong cương vị Giáo Hoàng, Đức Bênêđictô XVI đã công cố ba thông điệp đều liên quan đến các nhân đức đối thần Tin Cậy Mến để hướng dẫn cho cộng đoàn Dân Chúa. Ngài cũng tận dụng các chuyến công du để gửi gắm những sứ điệp yêu thương, khích lệ sống đức tin, đối thoại với các nền văn hóa, giữa đức tin và lý trí. Bản thân cũng dõi theo từng bước chân của Ngài. Hoặc nếu không thì cũng để ý đến nhịp độ làm việc dày đặc của Ngài ở độ tuổi bát tuần tại Vatican với một sự thán phục: tiếp kiến chung, đọc Kinh Truyền Tin, tiếp các giám mục trong chuyến viếng thăm Ad limina của HĐGM các nước, nhiều nguyên thủ tới yết kiến, làm việc với các Bộ khác nhau của Tòa Thánh, chủ trì Thượng Hội Đồng hay các nghi thức phụng vụ trọng thể…
Ngày qua ngày được nuôi dưỡng bằng những món ăn thiêng liêng bồi bổ với thực đơn do một Bếp Trưởng tài hoa đảm nhiệm. Quả thực, di sản mà Ngài đã để lại là vô giá và đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đến các thành phần trong Giáo Hội cũng như trong nhiều lãnh vực của nhân loại và đời sống xã hội. Xin tri ân tất cả những công sức và đóng góp quý báu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong suốt cả cuộc đời của tận hiến, phục vụ và yêu thương.
Những năm đầu thập niên 80, tôi cần chuẩn bị để được rước lễ lần đầu. Lúc đó, chưa có sách Giáo Lý thành ra chỉ có đọc thuộc kinh chiều hôm ban sáng và bổn đồng ấu. Đầu thập niên 90, dưới thời Đức Hồng Y Ratzinger làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo được ra đời. Ngay cuối thập niên đó và những năm tiếp theo, khi đi thực tập mục vụ tại giáo xứ, tôi phụ trách dạy Giáo Lý cho các thiếu nhi, chuẩn bị giáo án cùng với các giáo lý viên, hay hướng dẫn các tân tòng. Lúc ấy, cuốn Giáo Lý này trở nên rất gần gũi trong công việc giảng dạy. Tuy nhiên, tôi còn chưa biết nhiều về Hồng Y Ratzinger.
Lần đầu tiên có được ấn tượng về Ngài đó là khi tham dự kỳ Quốc Tế Giới Trẻ năm 2005 tại Cologne, Liên Bang Đức. Trong dịp ấy, có lần ĐTC Bênêđictô XVI đi trên dòng sông Rhin bằng con tàu để chào các bạn trẻ từ khắp thế giới về đứng bên hai bờ sông. Buổi tối trước khi Đại Hội kết thúc, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi canh thức cùng với các bạn trẻ. Một buổi tối không thể nào quên và đặc biệt là đêm hôm đó, khoảng 700 ngàn người trẻ đều ngủ tại chỗ nơi cánh đồng rộng lớn được sự dụng làm nơi quy tụ. Sáng hôm sau, tất cả tham dự thánh lễ bế mạc cùng với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Một năm sau đó, vào dịp nghỉ Phục Sinh 2006, các đại chủng sinh giai đoạn thần học của Đại Chủng Viện Lyon chúng tôi có dịp hành hương tham quan Roma một tuần. Trong dịp này, chúng tôi cũng được tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha vào thứ Tư hàng tuần.
Rồi đến cuối năm đó, tôi được chịu chức phó tế. Có thể nói rất đặc biệt, vì đây là sự hội tụ của 3 danh xưng Bênêđictô trong 1 biến cố của ngày lễ chịu chức, tại nhà thờ thánh Bênêđictô ở Cluny (trước đây là một đan viện Biển Đức nổi tiếng vào thời trung cổ), do đức cha Bênêđic tô, giám mục giáo phận chủ tế thánh lễ truyền chức, và dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Trong cương vị Giáo Hoàng, Đức Bênêđictô XVI đã công cố ba thông điệp đều liên quan đến các nhân đức đối thần Tin Cậy Mến để hướng dẫn cho cộng đoàn Dân Chúa. Ngài cũng tận dụng các chuyến công du để gửi gắm những sứ điệp yêu thương, khích lệ sống đức tin, đối thoại với các nền văn hóa, giữa đức tin và lý trí. Bản thân cũng dõi theo từng bước chân của Ngài. Hoặc nếu không thì cũng để ý đến nhịp độ làm việc dày đặc của Ngài ở độ tuổi bát tuần tại Vatican với một sự thán phục: tiếp kiến chung, đọc Kinh Truyền Tin, tiếp các giám mục trong chuyến viếng thăm Ad limina của HĐGM các nước, nhiều nguyên thủ tới yết kiến, làm việc với các Bộ khác nhau của Tòa Thánh, chủ trì Thượng Hội Đồng hay các nghi thức phụng vụ trọng thể…
Ngày qua ngày được nuôi dưỡng bằng những món ăn thiêng liêng bồi bổ với thực đơn do một Bếp Trưởng tài hoa đảm nhiệm. Quả thực, di sản mà Ngài đã để lại là vô giá và đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đến các thành phần trong Giáo Hội cũng như trong nhiều lãnh vực của nhân loại và đời sống xã hội. Xin tri ân tất cả những công sức và đóng góp quý báu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong suốt cả cuộc đời của tận hiến, phục vụ và yêu thương.
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét